Image

25/09/2023

LÃI SUẤT ĐÔ LA AUSTRALIA GIỮ NGUYÊN

Ngân hàng trung ương Australia giữ nguyên lãi suất hôm Thứ Ba sau khi số liệu cho thấy khu vực xuất khẩu và nhà đất cải thiện, tiếp thêm hy vọng về sự phục hồi kinh tế toàn cầu, động lực đẩy các thị trường chứng khoán tăng lên mức cao nhất trong vòng bảy tháng. Dấu hiệu cho thấy nỗ lực kích thích kinh tế khổng lồ của các nhà hoạch định chính sách trên khắp thế giới đang bắt đầu phát huy tác dụng chính là sự an ủi cho các chính phủ đã chấp nhận những khoản thâm hụt khổng lồ để trang trải cho các gói kích thích. 

 

 

Tại Trung Quốc, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner nói Bắc Kinh đã bày tỏ tin tưởng vào những nỗ lực cứu trợ nền kinh tế đang suy yếu của Mỹ vì Trung Quốc hiểu tại sao thâm hụt ngân sách lớn là cần thiết.   "Tôi thực sự nhận thấy sự tin tưởng từ phía Trung Quốc, một sự tin tưởng hợp lý về sức mạnh, về sự bền vững và tính năng động của nền kinh tế Mỹ và tôi nghĩ một sự am hiểu rất tinh tế… về những biện pháp chúng ta đang thực hiện và lý do tại sao những biện pháp đó lại quan trọng, không chỉ đối với Mỹ mà đối với cả Trung Quốc và các nước khác trên thế giới," Geithner nói trên đài truyền hình quốc gia Trung Quốc vào ngày thứ hai của chuyến thăm kéo dài hai ngày. Giới đầu tư cũng đang tỏ ra tin tưởng rằng thời kỳ tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ sự sụp đổ của thị trường cho vay nhà đất của Mỹ có thể đã qua. 

 

Chứng khoán toàn cầu hôm Thứ Hai đã tăng lên mức cao nhất kể từ Tháng 10 năm 2008 khi các chỉ số cơ bản trên thị trường Phố Wall tiến 2,5-3% nhờ số liệu sản xuất công nghiệp tốt hơn dự kiến. Chứng khoán châu Á tiếp bước xu hướng tăng trong phiên Thứ Ba, với chỉ số Nikkei của Nhật Bản tăng 1%, và thị trường châu Á-Thái Bình Dương đi lên với mức điểm tương tự. Giá hàng hóa cũng tăng do số liệu kinh tế cho thấy thế giới đang thoát ra khỏi suy thoái, với giá dầu duy trì trên 68 Đô la Mỹ/thùng và giá đồng đứng trên 5.000 Đô la/tấn. 

 

Xuất khẩu ròng của Australia, chủ yếu dựa vào các hàng hóa như than và quặng sắt, đóng góp 2,2 điểm phần trăm, lớn hơn nhiều so với dự kiến, cho tổng sản phẩm quốc nội trong quý một, theo số liệu hôm Thứ Ba. Điều đó dấy lên nghi ngờ rằng Australia đã bỏ qua suy thoái từ quý trước và cho thấy lãi suất  có thể đã chạm đáy khi so sánh với các quốc gia phát triển khác. Ngân hàng Dự trữ Australia giữ nguyên lãi suất ở mức 3% và nói ngày càng có thêm bằng chứng cho thấy nền kinh tế toàn cầu đang dần ổn định, nhờ hỗ trợ từ các gói kích thích kinh tế và điều kiện tại các thị trường tài chính được cải thiện. Tuy nhiên, ngân hàng nói nếu thấy cần thiết họ vẫn có thể cắt thêm lãi suất, làm suy giảm một số kỳ vọng cho rằng chu kỳ nới lỏng tiền tệ đã qua. "Sau số liệu sáng nay, một số người trên thị trường cho rằng RBA có thể loại bỏ được thành kiến về việc nới lỏng tiền tệ, nhưng thành kiến vẫn tồn tại," trưởng phòng nghiên cứu Peter Jolly của National Australia Bank nói.  "RBA có lý khi tỏ ra thận trọng. Nền kinh tế (toàn cầu) đang trong cuộc suy thoái tồi tệ nhất trong 60 năm qua và sẽ cần thêm vài yếu tố tốt hơn nữa để đưa chúng ta thoát khỏi khó khăn."  Số liệu kinh tế trên toàn thế giới vẫn đối lập nhau.  Dự trữ ngoại hối của Hàn Quốc trong Tháng Năm đã có tháng tăng mạnh nhất kể từ trước đến nay, theo số liệu của ngân hàng trung ương đưa ra hôm Thứ Ba, và Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Kaoru Yosano nói nền kinh tế Nhật Bản đã chạm đáy, dù phải đợi đến đầu năm tới mới có thể hồi phục hoàn toàn. Số liệu đưa ra trong ngày Thứ Ba dự kiến sẽ cho thấy tỷ lệ thất nghiệp trong khu vực Euro đã tăng lên 9,1% trong Tháng Tư, còn doanh số bán ô tô tại Mỹ dự kiến đạt thấp trong Tháng Năm trước khi Chrysler và General Motors  nộp đơn xin phá sản. Hôm Thứ Hai GM đã trở thành vụ phá sản lớn thứ ba trong lịch sử nước Mỹ, với việc chính phủ cam kết rót thêm 30 tỷ Đô la vào nhằm nỗ lực tái cơ cấu và vực dậy hãng sản xuất xe hơi số một nước Mỹ.

 

Image
icon
iconicon