Image

25/09/2023

BẢN TIN TƯ VẤN TIỀN TỆ NGÀY 25/06/2012

NHỮNG CÂU CHUYỆN CẦN QUAN TÂM

THỊ TRƯỜNG CHỜ ĐỢI HỘI NGHỊ EU

TƯƠNG LAI CỦA HY LẠP VẪN CHƯA ĐẢM BẢO

GIÁ VÀNG ĐƯỢC DỰ BÁO KHÓ PHỤC HỒI MẠNH

THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG

 

                     

KỲ VỌNG

 

THỰC TẾ

 

 

?

 

 

Thông Tin Về Thị Trường

Giá USD NHNN

20,828

Giá USD Eximbank

20,880 – 20,890 – 20,940

Giá vàng Eximbank

4,174,000 – 4,179,000

Giá vàng thị trường tự do

4,169,000 – 4,180,000

Giá dầu thị trường Nymex – Mỹ

80.22

 

THỊ TRƯỜNG CHỜ ĐỢI HỘI NGHỊ EU

Số phận của đồng Euro có thể sẽ được quyết định trong kỳ họp thượng đỉnh Liên minh Châu Âu vào hai ngày 28 và 29/06 tới tại Brusells. Để chuẩn bị cho hội nghị trên, các nhà lãnh đạo của bốn nền kinh tế lớn nhất khu vực đồng euro là Đức, Pháp, Ý và Tây Ban Nha đã có cuộc hội đàm tại Roma vào ngày 22/06. Mục tiêu của cuộc gặp này là thảo luận về các biện pháp đối phó với cuộc khủng hoảng nợ công nhằm mở đường cho việc đạt được các đồng thuận tại hội nghị tới trong bối cảnh vẫn còn nhiều bất đồng giữa Pháp và Đức, hai đầu tàu của khu vực.

Tại cuộc họp trù bị, các bên đồng ý coi tăng trưởng là một ưu tiên hàng đầu của khối euro. Để đạt được mục tiêu đó, thủ tướng Đức Angela Merkel, thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy, tổng thống Pháp François Hollande và thủ tướng Ý Mario Monti đã đồng ý huy động 1% GDP của châu Âu, tương đương với 130 tỷ euro. Trên nguyên tắc, khoản tiền 130 tỷ euro nói trên chủ yếu đến từ Ngân hàng Đầu tư châu Âu và qua việc phát hành công trái châu Âu ngắn hạn. Tuy nhiên, thủ tướng Đức không quên nhấn mạnh là các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng luôn phải được áp dụng cùng với mục tiêu cân bằng ngân sách nhà nước. 

Các chuyên gia về kinh tế châu Âu cho rằng thỏa thuận các nước Ý, Đức, Tây Ban Nha và Pháp vừa đạt được tại Roma đánh dấu sự hàn gắn trong quan hệ giữa Paris và Berlin sau nhiều tuần lễ căng thẳng. Để đổi lấy đồng thuận của Berlin trên kế hoạch kích thích kinh tế 130 tỷ euro, tổng thống Pháp đã phải nhượng bộ thủ tướng Đức trên hồ sơ trái phiếu chung châu Âu. Theo đó, Pháp chấp thuận rằng chưa thể có trái phiếu châu Âu dài hạn vào lúc này, nhưng vẫn có thể phát hành một loại trái phiếu chung ngắn hạn hoặc lập ra một quỹ khấu hao nợ.

Cuộc họp Roma vừa qua còn được đánh giá cao do các bên đã cam kết nhanh chóng áp dụng thuế đánh vào các dịch vụ ngân hàng còn gọi là “thuế Tobin” đồng thời đề cập đến việc thành lập một liên minh ngân hàng cho khu vực đồng euro. Các nhà quan sát đều kỳ vọng vào sự thành công của hội nghị thượng đỉnh EU tuần này khi phát biểu trong cuộc họp báo tại Roma, thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố rằng “đồng euro là không thể đảo ngược”, và nước Đức sẽ “làm hết mình” để đưa các quốc gia châu Âu tăng trưởng trở lại.

TƯƠNG LAI CỦA HY LẠP VẪN CHƯA ĐẢM BẢO

Chính phủ mới của Hy Lạp đã phê chuẩn kế hoạch giảm gánh nặng cứu trợ tài chính. Theo đó, Hy Lạp muốn giảm thuế, trợ cấp thêm cho người nghèo và người thất nghiệp, ngừng cắt giảm nhân sự khu vực công và gia hạn thêm thời gian để cắt giảm thâm hụt ngân sách. Bên cạnh đó, Hy Lạp cũng kêu gọi tái cơ cấu vốn cho ngân hàng lớn thứ 5 đất nước, Ngân hàng Nông nghiệp thuộc sỡ hữu nhà nước ATEbank. Kế hoạch trên dự kiến được đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh EU kéo dài 2 ngày bắt đầu vào 28/6 tới và có thể vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ của nhiều quốc gia, đặc biệt là Đức.

Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble tuyên bố chính phủ mới của Hy Lạp nên ngừng yêu cầu thêm sự trợ giúp và thay vào đó đẩy nhanh quá trình thực hiện các biện pháp cải cách. Ông Schaeuble đã nói thẳng rằng Hy Lạp đã đánh mất phần lớn niềm tin của châu Âu trong cuộc khủng hoảng nợ. “Nhiệm vụ quan trọng nhất mà thủ tướng mới của Hy Lạp đối mặt là thực thi chương trình đã được thỏa thuận một cách nhanh chóng và không trì hoãn thay vì hỏi các quốc gia khác có thể làm được gì thêm cho Hy Lạp.”

Theo một cuộc thăm dò mới nhất, dư luận tại bốn nước lớn trong khối euro là Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Ý tỏ ra hoài nghi về tương lai của Hy Lạp trong gia đình euro. Đến 85% người Pháp và 84% người Đức được tham khảo ý kiến cho rằng Hy Lạp sẽ không thể thanh toán được nợ và có tới 90% người Tây Ban Nha cùng với 88% người Ý lo ngại trước những khó khăn chồng chất của khu vực đồng euro nếu như châu Âu không cứu vãn nổi một nước nhỏ như Hy Lạp. Trong trường hợp thất bại thì đa số người dân ở các nền kinh tế hàng đầu châu Âu muốn khai trừ Hy Lạp khỏi eurozone. Cuộc thăm dò dư luận nói trên do Ifop-Fiducial thực hiện từ ngày 18 đến 21/6.

GIÁ VÀNG ĐƯỢC DỰ BÁO KHÓ PHỤC HỒI MẠNH

Giá vàng đã giảm mạnh trong tuần qua sau khi Fed không công bố chương trình nới lỏng định lượng lần 3 (QE3) mà thay vào đó là việc gia hạn và mở rộng chương trình hoán đổi trái phiếu. Thêm vào đó, mối lo giảm phát xuất hiện khi giá dầu tiếp tục giảm mạnh khiến các nhà đầu tư quay lưng lại với vàng. Kết thúc tuần giao dịch vừa qua, giá vàng giao ngay giảm 3.4% và đóng cửa ở mức 1,572 USD/ounce. Trong tuần, quỹ tín thác vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust đã mua 3 tấn vàng, nâng khối lượng nắm giữ lên 1,281.6 tấn, cao nhất kể từ cuối tháng 4 tới nay.

Trong cuộc thăm dò ý kiến chuyên gia về dự báo giá vàng tuần này do trang tin kim loại quý Kitco News thực hiện, có 12/28 người phản hồi dự báo giá tăng, 9 người dự báo giá giảm và 7 người nhận định giá đi ngang. Tham gia vào cuộc thăm dò này là các công ty giao dịch vàng, ngân hàng đầu tư, nhà giao dịch hàng hóa giao sau, quản lý quỹ và chuyên gia phân tích kỹ thuật. Jimmy Tintle, Chủ tịch của Quỹ Greenkey Alternative Asset Services nhận xét, nếu vàng có thể duy trì trên ngưỡng 1,520 USD/ounce thì mới thoát khỏi xu hướng giảm. Còn nếu đóng cửa ở vùng 1,510 – 1,500 USD, thị trường sẽ chứng kiến làn sóng bán tháo ồ ạt, khiến giá lao dốc về vùng 1,400 – 1,380 USD/ounce.

 

CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH

Tiền tệ

Trạng thái

Mục tiêu

Dừng lỗ

Mua

Bán

Vàng

 

1575.00

1560.00

1583.00

EUR/USD

1.2520

 

1.2620

1.2470

GBP/USD

1.5560

 

1.5660

1.5510

AUD/USD

1.0020

 

1.0120

0.9970

USD/JPY

 

80.40

79.80

80.70

                             

Ngoại tệ

Biên độ giao dịch

Hôm trước

Dự báo hôm nay

Vàng

1558.13 – 1573.20

1560.00 – 1580.00

EUR/USD

1.2518 – 1.2582

1.2520 – 1.2640

GBP/USD

1.5555 – 1.5633

1.5560 – 1.5680

AUD/USD

1.0007 – 1.0076

1.0020 – 1.0140

USD/CAD

1.0240 – 1.0298

1.0170 – 1.0270

USD/JPY

80.00 – 80.56

79.80 – 80.60

 

(Các tư vấn trên chỉ mang tính tham khảo và mang tính thời điểm)

Nhóm Tư Vấn Tiền Tệ Eximbank luôn mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý Khách nhằm mục đích làm cho Bản Tin Tư Vấn Tiền Tệ ngày một tốt hơn.

      

LỊCH HỌP CỦA CÁC NHTW TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2012

 

FED

NHẬT

ANH

ÚC

CANADA

CHÂU ÂU

Tháng 1

Ngày 25

Ngày 24

Ngày 12

 

Ngày 17

Ngày 12

Tháng 2

 

Ngày 14

Ngày 09

Ngày 07

 

Ngày 09

Tháng 3

Ngày 13

Ngày 13

Ngày 08

Ngày 06

Ngày 08

Ngày 08

Tháng 4

Ngày 25

Ngày 10

Ngày 27

Ngày 05

Ngày 03

Ngày 17

Ngày 04

Tháng 5

 

Ngày 23

Ngày 10

Ngày 01

 

Image
icon
iconicon