25/09/2023
BẢN TIN TƯ VẤN TIỀN TỆ NGÀY 16/06/2011
Thông Tin Về Thị Trường | |
20,618 | |
Giá USD Eximbank | 20,570 – 20,600 – 20,670 |
3,775,000 – 3,779,000 | |
Giá vàng thị trường tự do | 3,773,000 – 3,781,000 |
Giá dầu thị trường Nymex – Mỹ | 95.48 USD/thùng |
CÁC TÀI SẢN RỦI RO BỊ BÁN MẠNH, USD PHỤC HỒI
Dầu thô giảm dưới 95 USD/thùng lần đầu tiên kể từ tháng 2 do lo lắng khủng hoảng nợ EU sẽ lún sâu và tăng trưởng kinh tế Mỹ có dấu hiệu chậm lại, làm giảm tiêu thụ nhiên liệu. Chỉ số sản xuất bang New York công bố ở mức thấp nhất từ tháng 11 (thực tế -7.8, dự báo 13.0, kỳ trước 11.9). Tuy nhiên, sau đó giá dầu thô phục hồi trở lại sau khi dự trữ dầu của Mỹ công bố giảm mạnh so với kỳ vọng (thực tế -3.4M, dự báo -0.9M)
Trên thị trường chứng khoán Mỹ, chốt phiên giao dịch ngày thứ Tư, chỉ số công nghiệp Dow Jones hạ 178,84 điểm tương đương 1,48% xuống 11.879,27 điểm. Chỉ số S&P 500 hạ 22,45 điểm tương đương 1,74% xuống 1.265,42 điểm. Chỉ số Nasdaq hạ 47,26 điểm tương đương 1,76% xuống 2.631,46 điểm.
Cổ phiếu các nhóm ngành đồng loạt mất điểm mạnh, cổ phiếu các công ty sản xuất hàng hóa nguyên liệu thô hạ 2,19%; cổ phiếu năng lượng hạ 2,28%; cổ phiếu tài chính hạ 1,97%; cổ phiếu y tế hạ 1,51%; cổ phiếu các công ty trong lĩnh vực dịch vụ hạ 1,51%; cổ phiếu công nghệ mất 2%.
CPI tại Mỹ tháng 5/2011 tăng 0,2%. Lạm phát lõi, không tính đến giá thực phẩm và chi phí năng lượng, tăng 0,3%, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 7/2008. Trong 1 năm qua, tỷ lệ lạm phát chưa điều chỉnh lên tới 3,6%, chủ yếu là do giá xăng tăng, mức tăng cao nhất từ tháng 10/2008.
Báo cáo khác cho thấy niềm tin các công ty xây dựng Mỹ tháng 6/2011 rơi xuống thấp nhất trong 9 tháng bởi các giám đốc điều hành bi quan hơn về triển vọng bán nhà, sẽ còn mất nhiều thời gian để thị trường nhà đất hồi phục.
Các chỉ số kinh tế Mỹ công bố không tốt, cùng với vấn đề của Hy Lạp đã khiến các tài sản rủi ro gồm dầu, chứng khoán, các đồng tiền có lãi suất cao bị bán mạnh, giúp USD phục hồi. Tối nay Mỹ sẽ công bố các chỉ số của thị trường nhà ở, số người mất việc tuần và chỉ số sản xuất của Fed Philly.
EUR/USD VẪN TRONG XU HƯỚNG GIẢM
EUR/USD giảm 2% hôm qua và chứng khoán châu Âu giảm mạnh khi bộ trưởng tài chính các nước khu vực EU không thể đạt được thỏa thuận về một gói giải cứu tiếp theo. BNP Paribas – ngân hàng lớn nhất của Pháp và là đối thủ của Societe Generale và Credit Agricole có thể bị Moody hạ bậc xếp hạng tín nhiệm do nắm giữ nhiều trái phiếu Hy Lạp.
Hôm qua, quan chức châu Âu đã thất bại trong việc đưa ra một kế hoạch giải cứu dành cho Hy Lạp. Hôm nay, Thủ tướng Hy Lạp sẽ công bố chính phủ mới và tiến hành cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Quốc hội. Ông cố gắng kêu gọi sự ủng hộ đối với kế hoạch cắt giảm ngân sách để đủ điều kiện tiếp tục nhận được tiền hỗ trợ.
Ngân hàng Trung ương châu Âu khẳng định mối rủi ro Hy Lạp đe dọa lan sang lĩnh vực ngân hàng được coi như rủi ro lớn nhất đối với tình hình ổn định tài chính khu vực.
Ông Vitor Constancio, phó chủ tịch ECB, nói: “Những gì đang diễn ra tại Hy Lạp có thể gây ra hiệu ứng dây chuyền. Chúng tôi phản đối khả năng để nước này vỡ nợ và bất kỳ hình thức nào khác tương tự như vậy.”
S&P hạ xếp hạng tín nhiệm của Hy Lạp đến mức thấp nhất của một quốc gia, mức CCC từ mức B. Lãi suất trái phiếu Hy Lạp 10 năm tăng đến 18%, mức cao nhất trong lịch sử các nước thuộc khối EU.
Thủ tướng Đức Angela Merkel và tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy sẽ gặp nhau vào ngày 17/6 tại Berlin để cố giải quyết những khác biệt của họ trong vấn đề giải cứu Hy Lạp.
Nhu cầu mua quyền chọn bán EUR/USD tăng lên mức cao nhất trong hơn 1 năm qua khi EU đang cố giải quyết khủng hoảng nợ. EUR/USD vẫn trong xu hướng giảm giá tiếp tục, mục tiêu tiếp theo tại 1.40.
Trong đồ thị H4, EUR/USD hình thành dạng vai – đầu – vai giảm giá, với vai trái tại 1.4460, đỉnh đầu tại 1.4695, vai phải tại 1.4496. Mức phá vỡ được xác nhận tại 1.4320, mục tiêu giảm giá của dạng này tại 1.3950. Tuy nhiên, chỉ báo RSI cho thấy giá đang nằm ở vùng bán quá mức, chỉ ra khả năng phục hồi trong ngắn hạn trước khi giảm giá tiếp tục.
DƯỚI CÁC TÁC ĐỘNG TRÁI CHIỀU VÀNG BIẾN ĐỘNG MẠNH
Vàng biến động mạnh trong biên độ 1514-1535 trong ngày giao dịch hôm qua, đầu tiên vàng giảm đến mức thấp 1514 do USD mạnh, nhưng nhà đầu tư nhanh chóng mua trở lại ngay sau đó đẩy giá tăng nhanh đến gần 1535 do lo lắng về khủng hoảng nợ và lạm phát cao. Vàng kết thúc bằng ngày tăng giá thứ 2 liên tiếp khi tiến trình giải cứu Hy Lạp đang chậm lại, kéo EUR giảm mạnh và làm tăng nhu cầu mua vàng trú ẩn.
Vàng là một công cụ trú ẩn, với sự biến động quá mạnh của các đồng tiền, nhà đầu tư thường bỏ tiền vào vàng. Tuy nhiên, lực tăng của vàng bị giới hạn do USD tăng giá.
Vàng hiện đang gặp kháng cự tại vùng giá 1530-1535, nhưng vùng giá 1515 cũng là vùng hỗ trợ vững. Chiến lược chính vẫn là mua vàng khi giá điều chỉnh giảm.
Tiền tệ | Trạng thái | Mục tiêu | Dừng lỗ | |
Mua | Bán | |||
1516.00 |
| 1530.00 | 1510.00 | |
EUR/USD |
| 1.4250 | 1.4080 | 1.4330 |
GBP/USD |
| 1.6220 | 1.6120 | 1.6270 |
AUD/USD |
| 1.0580 | 1.0480 | 1.0630 |
USD/JPY | 80.80 |
| 81.20 | 80.60 |
Ngoại tệ | Biên độ giao dịch | |
Hôm trước | Dự báo hôm nay | |
Vàng | 1513.98 – 1534.50 | 1515.00 – 1535.00 |
EUR/USD | 1.4155 – 1.4450 | 1.4080 – 1.4300 |
GBP/USD | 1.6167 – 1.6382 | 1.6100 – 1.6250 |
AUD/USD | 1.0534 – 1.0713 | 1.0480 – 1.0600 |
USD/CAD | 0.9669 – 0.9828 | 0.9760 – 0.9830 |
USD/JPY | 80.37 – 81.05 | 80.80 – 81.30 |
(Các tư vấn trên chỉ mang tính tham khảo và mang tính thời điểm)
Nhóm Tư Vấn Tiền Tệ Eximbank luôn mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý Khách nhằm mục đích làm cho Bản Tin Tư Vấn Tiền Tệ ngày một tốt hơn.
LỊCH HỌP CỦA CÁC NHTW TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2011 | ||||||
| FED | NHẬT | ANH | ÚC | CANADA | CHÂU ÂU |
Tháng 1 | Ngày 25 – 26 | Ngày 25 | Ngày 13 | Ngày 18 | Ngày 13 | |
Tháng 2 |
| Ngày 17 | Ngày 10 | Ngày 01 |
| Ngày 03 |
Tháng 3 | Ngày 15 | Ngày 15 | Ngày 10 | Ngày 01 | Ngày 01 | Ngày 03 |
Tháng 4 | Ngày 26 – 27 | Ngày 07 Ngày 28 | Ngày 07 | Ngày 05 |