Image

25/09/2023

BẢN TIN TƯ VẤN TIỀN TỆ NGÀY 15/03/2011

 

NHỮNG CÂU CHUYỆN CẦN QUAN TÂM

·          USD CHƯA THỂ HIỆN VAI TRÒ LÀ ĐỒNG TIỀN AN TOÀN TRONG BẤT ỔN HIỆN NAY

·          ĐỒNG TIỀN CHUNG TĂNG MẠNH TRƯỚC NHIỀU YẾU TỐ HỖ TRỢ

·          VÀNG BIẾN ĐỘNG MẠNH TUY NHIÊN CHIẾN LƯỢC CHÍNH VẪN LÀ MUA KHI GIÁ GIẢM

THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG

CUỘC HỌP FOMC (MỸ)

 

KỲ VỌNG

 

THỰC TẾ

 

 

?

 

 

Thông Tin Về Thị Trường

Giá USD NHNN

20,663 (không đổi)

Giá USD Eximbank

20,850 – 20,860 – 20,870

Giá vàng Eximbank

3,717.000 – 3,726,000

Giá vàng thị trường tự do

3,715.000 – 3,729,000

Giá dầu thị trường Nymex – Mỹ

99.58 USD/thùng

 

USD CHƯA THỂ HIỆN VAI TRÒ LÀ ĐỒNG TIỀN AN TOÀN TRONG BẤT ỔN HIỆN NAY

Ngay ngày giao dịch đầu tuần mới đồng bạc xanh đã sớm xoá bỏ những nổ lực tăng giá trong tuần vừa qua bằng một phiên giao dịch rớt giá mạnh mẽ. Chỉ số USD – Index đóng cửa vào phiên giao dịch cuối tuần trước là 76.72 điểm, rớt xuống còn 76.33 điểm. Áp lực giảm giá này đến chủ yếu từ việc khối EU đã thông qua nhiều quyết định hỗ trợ cuộc chiến đối phó với tình trạnh khủng hoảng nợ tại đây, như nới rộng khoảng tiền có thể sử dụng được trong 440 triệu EUR EFSF, Đức đồng ý cứu trợ Hy Lạp, gia hạn thời gian tất toán cho Hy Lạp. Ngoài ra, xu hướng giảm giá còn đến từ việc thiên tai tại Nhật đã khiến các công ty bảo hiểm phải bán các tài sản nước ngoài để thu mua lại đồng Yen, trả tiền bảo hiểm cho khách hàng. Tuy nhiên, áp lực giảm giá trên đã được xoa dịu bởi việc Nhật tuyên bố sẽ tiến hành nới lỏng tiền tệ, bơm tiền cứu trợ (15,000 tỷ Yen, tương đương 183 tỷ đôla) để giúp khôi phục lại những tổn thất do thiên tai gây ra.

Không chỉ riêng gì đồng bạc xanh mà thị trường chứng khoán Mỹ cũng đã trải qua một phiên rớt điểm mạnh do các nhà đầu tư đang lo ngại những tổn thất do thiên tai tại Nhật có thể ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của toàn thế giới. Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần mới, chỉ số công nghiệp Dow Jones hạ 51.24 điểm (0.43%) xuống 11,993.20 điểm, chỉ số S&P 500 hạ 7.89 điểm (0.60%) xuống 1,296.39 điểm, chỉ số Nasdaq hạ 14.64 điểm (0.54%) xuống 2,700.97.02 điểm.

Hôm nay, Mỹ sẽ công bố các báo cáo về chỉ số sản xuất của bang New York, kỳ vọng tăng lên 16.2 điểm từ 15.4 điểm; giá cả nhập khẩu, giảm xuống 0.9% từ 1.5%; số lượng chứng khoán dài hạn ròng được thu mua bởi nguồn đầu tư nước ngoài, kỳ vọng giảm còn 59.3 tỷ từ 65.9 tỷ; và khảo sát niềm tin của các nhà thầu thị trường nhà đất NAHB, kỳ vọng tăng 1 điểm lên 17 điểm. Tuy nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ phát đi hàng loạt các thông tin quan trọng nhưng thị trường sẽ tập trung chủ yếu vào cuộc họp FOMC diễn ra vào rạng sáng thứ Tư (giờ Hà Nội) và diễn biến khủng hoảng tại Nhật, đây đang là mối quan tâm hàng đầu của cả thế giới.

ĐỒNG TIỀN CHUNG TĂNG MẠNH TRƯỚC NHIỀU YẾU TỐ HỖ TRỢ

Mở đầu ngày với khoảng trống tăng giá, đồng tiền chung đã giảm mạnh ngay sau đó do nhu cầu bán các ngoại tệ khác để thu mua đồng Yen của các công ty bảo hiểm Nhật. Đến khi các lãnh đạo của Nhật Bản quyết định cung tiền hỗ trợ những tổn thất do thiên tai gây ra, cộng với việc những động thái mới của lãnh đạo EU đã giúp cho nhà đầu tư trở nên lạc quan hơn đối với tình trạng khủng hoảng nợ tại đây; đồng tiền chung đã được hỗ trợ tăng giá trở lại trong ngày hôm qua. Đóng cửa phiên giao dịch New York, chỉ số EUR – Index tăng từ 109.04 điểm lên 109.42 điểm. Riêng cặp tỷ giá EUR/USD tăng mạnh từ mức $1.3900 vào cuối tuần trước lên $1.3987, chủ yếu đến từ khoảng trống tăng giá đầu ngày.

Sáng nay EUR cùng với các đồng tiền có lãi suất cao giảm giá mạnh ngay từ đầu ngày ngay sau tin tức các lò phản ứng hạt nhân của Nhật cháy nổ, các đồng tiền rủi ro sẽ bị bán ra trong bối cảnh như vậy. Tuy nhiên riêng đối với EUR vẫn được hỗ trợ để phục hồi do kỳ vọng tăng lãi suất, thành viên ECB ông Bini-Smaghi tiếp tục phát biểu về việc tăng lãi suất. Ông nói ECB cần sẵn sàng phản ứng để ngăn ngừa bất kỳ việc tăng kỳ vọng lạm phát nào.

Ở phiên giao dịch ngày thứ Ba, khu vực đồng tiền chung sẽ đón nhận hàng loạt các thông tin quan trọng như niềm tin kinh tế ZEW của Đức, niềm tin kinh tế ZEW của toàn khu vực, thay đổi lao động, CPI tại Pháp và cuộc họp ECOFIN. Hiện tại, tất cả các báo cáo kể trên đều được kỳ vọng sẽ phát đi kết quả khả quan hơn, đồng thời kết hợp với các yếu tố khác như lo ngại khủng hoảng nợ đã được xoa dịu, BOJ tiến hành nới lỏng tiền tệ, đồng tiền chung có thể sẽ được hỗ trợ trong ngày hôm nay.

VÀNG BIẾN ĐỘNG MẠNH TUY NHIÊN CHIẾN LƯỢC CHÍNH VẪN LÀ MUA KHI GIÁ GIẢM

Sự kiện khủng hoảng tại Nhật Bản kéo theo lo ngại tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới có thể sẽ bị ảnh hưởng phần nào bởi đây là một trong những trung tâm tài chính hàng đầu thế giới, nhu cầu nắm giữ  vàng đã liên tục tăng trở lại trong hai phiên gần đây. Riêng ở ngày giao dịch trước, giá vàng đã tăng từ 1417.05 USD/oz, giá đóng cửa hôm thứ Sáu, lên 1426.11 USD/oz tại thời điểm kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Hai. Chính sách nới lỏng tiền tệ của BOJ cũng là một nguyên nhân giúp cho vàng tăng giá ở ngày giao dịch trước bởi bất kỳ một chính sách nới lỏng tiền tệ mới nào trên thế giới đều là một lực đẩy đối với vàng.

Làn sóng biểu tình tại Trung Đông có nguy cơ bùng nổ trở lại sau khi Arap Saudi đưa quân đội đến Bahrain. Dầu tăng giá trở lại sau 4 ngày giảm khi quốc vương Arap Saudi đáp lại lời kêu gọi “hỗ trợ” từ Bahrain. Người dân Ấn Độ đang tăng cường mua vàng chuẩn bị cho lễ hội mùa xuân vào tuần tới – lễ Gudhi Padwa.

 

 CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH

Tiền tệ

Trạng thái

Mục tiêu

Dừng lỗ

Mua

Bán

Vàng

1412.00

 

1422.00

1407.00

EUR/USD

1.3925

 

1.4025

1.3880

GBP/USD

1.6110

 

1.6200

1.6070

AUD/USD

0.9960

 

1.0040

0.9920

USD/JPY

81.70

 

82.20

81.50

 

Ngoại tệ

Biên độ giao dịch

Hôm trước

Dự báo hôm nay

Vàng

1418.10 – 1432.76

1410.00 – 1429.00

EUR/USD

1.3904 – 1.4002

1.3900 – 1.4100

GBP/USD

1.6027 – 1.6199

1.6100 – 1.6220

AUD/USD

1.0046 – 1.0126

0.9940 – 1.0040

USD/CAD

0.9710 – 0.9763

0.9780 – 0.9870

USD/JPY

80.58 – 82.45

81.60 – 82.30

 

(Các tư vấn trên chỉ mang tính tham khảo và mang tính thời điểm)

Nhóm Tư Vấn Tiền Tệ Eximbank luôn mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý Khách nhằm mục đích làm cho Bản Tin Tư Vấn Tiền Tệ ngày một tốt hơn.

      

LỊCH HỌP CỦA CÁC NHTW TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2011

 

FED

NHẬT

ANH

ÚC

CANADA

CHÂU ÂU

Tháng 1

Ngày 25 – 26

Ngày 25

Ngày 13

 

Ngày 18

Ngày 13

Tháng 2

 

Ngày 17

Ngày 10

Ngày 01

 

Ngày 03

Tháng 3

Ngày 15

Ngày 15

Ngày 10

Ngày 01

Ngày 01

Ngày 03

Tháng 4

Ngày 26 – 27

Ngày 07

Ngày 28

Ngày 07

Ngày 05

Ngày 12

Ngày 07

Tháng 5

Image
icon
iconicon