Image

25/09/2023

Bản tin tư vấn tiền tệ ngày 10/02/2010

 

NHỮNG CÂU CHUYỆN CẦN QUAN TÂM

·          CHỜ GIẢI PHÁP CỦA HY LẠP - ĐỒNG BẠC XANH GẶP ÁP LỰC!

·          ĐỒNG EUR VÀ KẾ HOẠCH “GIẢI CỨU” HY LẠP.

·          VÀNG PHÁ KHÁNG CỰ VÀ SẼ TIẾN TỚI MỤC TIÊU CAO HƠN ?

 

THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG

CÁN CÂN THƯƠNG MẠI

 

 

 

KỲ VỌNG

 

THỰC TẾ

 

 

-35.8 B

 

?

 

 

 

Thông Tin Về Thị Trường

Giá USD NHNN

17.941 (không đổi)

Giá USD Eximbank

18.479– 18.479– 18.479

Giá vàng Eximbank

2.570.000 – 2.600.000

Giá vàng thị trường tự do

2.570.000 – 2.600.000

Giá dầu thị trường Nymex – Mỹ

73.30 USD/thùng

CHỜ GIẢI PHÁP CỦA HY LẠP - ĐỒNG BẠC XANH GẶP ÁP LỰC!

Như trong bản tin hôm qua đã đưa ra, hiện tại, nền kinh tế khu vực Châu Âu nói riêng và kinh tế toàn cầu nói chung đang chờ đợi hướng giải quyết trong vấn đề thâm hụt ngân sách của Hy Lạp -  quốc gia thành viên trong khu vực Eurozone. Theo một số nguồn tin cho hay, các nhà hoạch định chính sách thuộc châu Âu đang tính đến hỗ trợ tài chính cho quốc gia này. Theo ông Olli Rehn - người phụ trách vấn đề kinh tế tại Liên minh châu Âu, cho biết kế hoạch hỗ trợ cho Hy Lạp sẽ được thảo luận trong những ngày tới. Đây là nguyên nhân chính làm đồng bạc xanh gặp áp lực và giảm mạnh. Phiên giao dịch hôm qua, chỉ số USD - Index từ mức cao 80.40 điểm giảm xuống 0.57 điểm còn 79.83 điểm.

Trước thông tin về khả năng trợ giúp của khu vực chung dành cho Hy Lạp, trong khi vẫn có nhiều nhận định của giới chuyên gia cho rằng, đây chỉ là phản ứng nhất thời của giới đầu tư trước thì trên thị trường chứng khoán Mỹ “màu xanh” đã xuất hiện rõ ràng. Cũng có thể nói, thị trường chứng khoán khắp thế giới hồi phục kỳ vọng vào khả năng giới chức kinh tế hàng đầu Châu Âu đang bàn thảo đến những kế hoạch để cứu Hy Lạp. Điều này khiến người ta còn kỳ vọng hơn nữa vào việc các nhà hoạch định chính sách sẽ đưa ra biện pháp lớn hơn để giải quyết rắc rối nợ tại những nền kinh tế Châu Âu yếu hơn như Thổ Nhĩ Kỳ và Tây Ban Nha. Nhìn chung, tâm lý thị trường đang khá lạc quan về khả năng tài khóa của các nước sẽ hỗ trợ cho đà phục hồi của nền kinh tế. Kết thúc phiên giao dịch trên thị trường New York, chỉ số S&P 500 tăng 1.3% lên mức 1070.52 điểm, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 150.25 điểm tương đương 1.5% lên mức 10058.64 điểm - đây là mức tăng mạnh nhất trong 3 tháng nay.

Thời gian gần đây, mọi “con mắt” của giới đầu tư đang đổ vào vấn đề của Hy Lạp và các nước khu vực Châu Âu. Sự bi quan hiện rõ như những vấn đề mà Dubai đã gặp phải, khi đó, đồng bạc xanh được hỗ trợ mạnh từ vùng thấp nhất trong vòng 15 tháng. Còn giờ đây, sức ép từ các thông tin từ Châu Âu đang lan rộng, khi nào vấn đề này sẽ được lắng xuống như rắc rối về khủng hoảng nợ của Dubai, có lẽ, câu trả lời sẽ có trong một thời gian không xa! Đây chính là nhận định của Robert Froehlich, giám đốc điều hành tại tổ chức tài chính Hartford Financial Services. Ông cho rằng nhà đầu tư trên thế giới đã phản ứng thái quá với vấn đề Hy Lạp và cho rằng Hy Lạp chắc chắn sẽ không vỡ nợ. Ông dự báo khi những lo lắng về về vấn đề châu Âu giảm bớt, nhà đầu tư sẽ chú ý nhiều hơn đến thông tin nội tại trong nền kinh tế Mỹ và việc lợi nhuận doanh nghiệp Mỹ quý 4/2009 vừa qua thực tế đã cải thiện rất nhiều.

Hướng về phiên giao dịch ngày hôm nay, thị trường đang chờ đợi số liệu về cán cân thương mại, kết quả cuộc điều trần Chủ tịch FED Bernanke cũng như báo cáo dự trữ năng lượng của Mỹ được công bố. Sau hai phiên đầu tuần không có thông tin, thị trường chờ đợi một ngày giao dịch sôi động khi các dữ liệu này được công bố. Dự báo đồng bạc xanh sẽ tiếp tục gặp áp lực !

ĐỒNG EUR VÀ KẾ HOẠCH “GIẢI CỨU” HY LẠP.

Thông tin chủ tịch NHTW Châu Âu Trichet sớm rời cuộc họp tại Sydney để quay trở về tham dự cuộc họp thượng đỉnh của EU nhằm đưa ra các giải pháp trợ giúp Hy Lạp đã giúp đồng EUR phục hồi mạnh trở lại. Dù quy mô kinh tế Hy Lạp nhỏ, vấn đề thâm hụt ngân sách của nước này đang khiến người ta mất niềm tin vào đồng Euro – đồng tiền chung của 16 nước thuộc Liên minh châu Âu. Một quan chức cho hay trước cuộc họp Hy Lạp cần làm hết sức mình để đổi lấy sự trợ giúp EU. Hiện tại, Hy Lạp đang đưa ra một số biện pháp để bình ổn thị trường, cam kết giảm chi tiêu và tăng thuế nhiên liệu. Đồng tiền chung tính từ đầu năm 2010 đến nay giảm 5% thế nhưng tính đến hết phiên hôm qua đã có ngày tăng giá thứ 2 so với đồng USD. Kết thúc phiên giao dịch hôm qua, cặp tỷ giá EUR/USD tăng 153 điểm từ mức thấp 1.3642 lên 1.3795.

Từ góc nhìn kỹ thuật, trong phiên giao dịch hôm nay, dự báo đồng tiền chung sẽ có phiên giao động mạnh và tiếp tục được hỗ trợ.

VÀNG PHÁ KHÁNG CỰ VÀ SẼ TIẾN TỚI MỤC TIÊU CAO HƠN !

Phiên giao dịch ngày hôm qua, vàng đã phục hồi và vượt qua mức kháng cự tâm lý quan trọng 1074 USD/oz, từ mức này, vang tiếp tục tiến tới mức cản trên 1080 USD/oz. Trong vài tháng trở lại đây, vàng lại được coi như sản phẩm đầu tư rủi ro. Các nhà đầu tư mua vàng khi họ cảm thấy yên tâm về tình hình kinh tế và bán ra mạnh chuyển sang USD - Yên Nhật khi có những lo ngại xuất hiện. Theo xu hướng này, vàng giao động theo những “thăng trầm” của thị trường chứng khoán và các đồng tiền có lãi suất cao. Chính vì vậy, trong phiên giao dịch hôm qua, vàng tiếp tục phục hồi khi lo ngại về nợ của Hy Lạp mờ dần và khu vực Eurozone sẽ có những biện pháp cứu nguy tài chính cho Hy Lạp. Hỗ trợ thêm cho vàng trong phiên ngày hôm qua là lực mua từ Châu Á và Trung đông. Triển vọng lạc quan trên thị trường đã thúc đẩy nhu cầu đầu tư trở lại các sản phẩm rủi ro như chứng khoán, các đồng tiền lãi suất cao và hàng hoá. Hôm nay, giới phân tích tiếp tục dự báo có một lực hỗ trợ mới cho giá vàng từ các thông tin được công bố.

 

 CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH

Tiền tệ

Trạng thái

Mục tiêu

Dừng lỗ

Mua

Bán

Vàng

1074.00

 

1086.00

1067.00

EUR

1.3740

 

1.3850

1.3690

GBP

1.5650

 

1.5750

1.5600

AUD

0.8740

 

0.8840

0.8690

JPY

89.90

 

88.80

90.40

 

Ngoại tệ

Biên độ giao dịch

Hôm trước

Dự báo hôm nay

Vàng

1061.60 – 1083.00

1074.00 1086.00

EUR

1.3642 – 1.3838

1.3740 1.3850

GBP

1.5560 – 1.5750

1.5650 1.5750

AUD

0.8613– 0.8796

0.8740 – 0.8840

CAD

1.0644 – 1.0771

1.0550 - 1.0700

JPY

89.15 – 89.80

Image
icon
iconicon