31/08/2021
BẢN TIN NGÀY 31/08/2021
ĐỒNG USD TIẾP TỤC ĐÀ GIẢM KÉO DÀI TỪ HÔM THỨ 6. TIÊU ĐIỂM TRUNG QUỐC.
Đồng USD đã giảm vào sau khi vào phiên giao dịch Châu Âu va đang ở gần mức thấp nhất trong hai tuần, các biến động nhẹ diễn ra khi tháng 8 sắp kết thúc, với báo cáo việc làm mới nhất của Mỹ, bao gồm khu vực phi nông nghiệp, sẽ được công bố vào cuối tuần. Chỉ số DXY – chỉ số đo lường sức mạnh đồng bạc xanh với rổ tiền tệ khác – giảm 0.21% xuống mốc 92.50. Powell không đưa ra một lộ trình chắc chắn cho việc cắt giảm chương trình mua tài sản ngoài ám chỉ rằng nó có thể bắt đầu trong năm 2021 và nhiều nhà giao dịch đã dự đoán sẽ bắt đầu vào cuối quý 4/2021. "Báo cáo việc làm, dự kiến vào thứ Sáu, sẽ là điểm nhấn tiếp theo khi tập trung vào mức độ thu hẹp tài sản của Fed. Một số liệu mạnh mẽ sẽ thúc đẩy kỳ vọng rằng Fed sẽ đưa ra thông báo trước cho thị trường vào tháng 9 trước khi có quyết định chính thức vào tháng 11", chiến lược gia Yukio Ishizuki nói với Reuters.
Với việc đồng đô la Úc đang được giao dịch trên đỉnh 2 tuần với lý do đồng bạc xanh đang bị yếu đi trên diện động, các nhà đầu tư vẫn nên chú ý rằng biến thể delta đang ảnh hưởng ko nhỏ tới nền kinh tế nước này. Cặp AUD/USD cho thấy tâm lý ưa rủi ro trên diên rộng nhờ số ca nhiễm covid giảm và ít thách thức hơn đối với chính sách tiền tệ hiện tại, để đạt mức đỉnh mới trong hai tuần. Số ca nhiễm covid hàng ngày tại Úc giảm từ mức kỷ lục xuống dưới mức 1,300 khi bang đông dân nhất New South Wales (NSW) báo cáo 1,164 ca nhiễm. Không chỉ ở Úc mà số ca nhiễm covid suy giảm ở New Zealand và Anh cũng ảnh hưởng đến nhu cầu trú ẩn an toàn của đồng đô la Mỹ và có lợi cho phe đầu cơ giá lên AUD/USD. Tuy nhiên nhiều thăm dò của Reuters cho biết tốc độ mở rộng của nền kinh tế Úc có khả năng đã giảm trong quý II ngay cả trước khi các đợt đóng cửa chống lại biến thể Delta của covid cản trở hoạt động kinh doanh và thị trường việc làm của quốc gia này. Thậm chí, nhiều nhà kinh tế cho rằng nền kinh tế đã trong thời kỳ suy thoái nếu dữ liệu về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hôm thứ Tư khớp với dự báo thị trường thấp nhất. Ước tính trung bình là GDP của Úc đã tăng trưởng 0.5% trong quý II, trong khi các dự báo dao động từ mức giảm 0.1% đến mức tăng trưởng 1.2%, cho thấy sự không chắc chắn của giai đoạn này. Đó sẽ là một bước giảm nữa so với mức 1,8% trong quý I và mức tăng mạnh 3.2% trong quý cuối cùng của năm 2020. Ngân hàng trung ương có thể quyết định không cắt giảm mua trái phiếu của mình như đã lên kế hoạch vào tháng 9, nhưng với lãi suất đã ở mức thấp nhất mọi thời đại là 0.1% thì NHTW đã không còn nhiều lựa chọn để có thể tiếp tục các chính sách hỗ trợ thị trường của mình.
Cùng với đó sức mạnh đồng CNY yếu đi sau khi các tin tức về PMI được công bố cũng đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới các loại đồng tiền ở khu vực Châu Á. Các số liệu đã làm cho các nhà đầu tư đặt câu hỏi về sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc sau đại dịch COVID-19 có lẽ đang chịu nhiều áp lực hơn vào tháng 8, tăng trưởng hoạt động khu vực nhà máy chậm hơn và lĩnh vực dịch vụ đang thu hẹp. Các yếu tố như đợt bùng phát COVID-19 gần đây, giá nguyên liệu thô cao, xuất khẩu chậm lại, các biện pháp thắt chặt hơn để điều tiết giá bất động sản và chiến dịch giảm lượng khí thải carbon đều góp phần làm suy yếu động lực cho sự phục hồi mạnh mẽ cho đến nay. Dữ liệu của Cục Thống kê Quốc gia (NBS) được công bố trước đó trong ngày cho thấy chỉ số quản lý mua hàng khu vực sản xuất (PMI) ở mức 50.1 trong tháng 8. Con số này thấp hơn con số 50.2 trong dự báo do Investing.com đưa ra cũng như con số 50.4 của tháng trước. PMI phi sản xuất ở mức 47.5; dưới mốc 50 cho thấy mức tăng trưởng giảm và thấp hơn mức 53.3 của tháng trước.
"Các chỉ số PMI tháng 8 tệ hơn dự kiến làm tăng
thêm niềm tin vào quan điểm của chúng tôi rằng sự suy giảm tăng trưởng trong
nửa cuối năm có thể khá đáng chú ý. Chúng tôi kỳ vọng Bắc Kinh sẽ duy trì sự
kết hợp chính sách 'thắt chặt có mục tiêu' đối với một số lĩnh vực, đặc biệt là
lĩnh vực bất động sản và các ngành công nghiệp gây ô nhiễm cao, được bổ sung
bởi 'nới lỏng toàn cầu' cho phần còn lại của nền kinh tế ", các nhà phân
tích của Nomura cho biết. Các nhà phân tích khác cũng hy vọng Ngân hàng Nhân
dân Trung Quốc (PBOC) sẽ cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc vào cuối năm 2021 để
thúc đẩy tăng trưởng. PBOC đã cắt giảm tỷ lệ này vào tháng 7 năm 2021, giải
phóng khoảng 1 nghìn tỷ nhân dân tệ (154.54 tỷ USD) thanh khoản dài hạn vào nền
kinh tế. Các đợt đóng cửa gần đây đã được thực hiện để hạn chế đợt bùng phát
COVID-19 mới nhất của Trung Quốc cũng góp phần khiến hoạt động của ngành dịch
vụ giảm mạnh. "Các cuộc khảo sát mới nhất cho thấy nền kinh tế Trung Quốc
suy giảm (vào tháng 8) do sự gián đoạn do vi rút gây ra ảnh hưởng nặng nề đến
hoạt động dịch vụ. Ngành công nghiệp cũng tiếp tục đi xuống do tắc nghẽn chuỗi
cung ứng trở nên tồi tệ hơn và nhu cầu giảm bớt" - Julian Evans-Pritchard,
cho biết trong một lưu ý. Trong khi phần lớn sự suy yếu sẽ được cải thiện với
việc nới lỏng các hạn chế COVID-19, điều kiện tín dụng thắt chặt và nhu cầu nước
ngoài suy yếu sẽ tiếp tục đè nặng lên nền kinh tế Trung Quốc, lưu ý cho biết
thêm.
(Các tư vấn trên chỉ mang giá trị tham khảo và có tính thời điểm)
Nhóm Tư vấn Tiền tệ Eximbank luôn mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý khách nhằm mục đích làm cho Bản tin Tư vấn Tài chính - Tiền tệ ngày một tốt hơn. Vui lòng liên hệ Lê Hoàng Nam – 0938001993 – P.KDNT – K.KDTT.