Image

25/09/2023

BẢN TIN NGÀY 27/10/2020


ĐỒNG ĐÔ LA GIẢM NHẸ TRONG PHIÊN GIAO DỊCH CHÂU Á SÁNG NAY KHI CÁC DỮ LIỆU KINH TẾ HOA KỲ ĐỀU TỐT DỰ KIẾN.

 Dữ liệu kinh tế Hoa Kỳ được công bố tốt hơn dự kiến đã làm cho tâm lý thị trường ổn định hơn và có lẽ đang xóa bớt nỗi lo sợ của số ca lây nhiễm hàng ngày cao lên mốc kỷ lục mới. Dữ liệu do Đại học Johns Hopkins tổng hợp cho thấy số ca nhiễm Covid-19 hằng ngày ở Mỹ đã tăng bình quân 68,767 ca trong 7 ngày qua, một con số tăng kỷ lục. Chỉ trong ngày Chủ nhật (25/10), có hơn 60,000 ca đã được báo cáo. Cả nước đã chứng kiến hơn 83,000 ca nhiễm mới trong 2 ngày thứ Sáu và thứ Bảy (23-24/10) sau khi dịch bệnh bùng phát ở các bang vùng vành đai mặt trời, vượt kỷ lục đã thiết lập trước đó là 77,300 ca hồi tháng 7/2020. Ngoài ra, sự lạc quan trên thị trường cũng mờ dần đối với việc Nhà Trắng và Đảng Cộng hòa đạt được một thỏa thuận kích thích tài khóa với Đảng Dân chủ trước cuộc bầu cử Tổng thống. Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow nói với CNBC vào ngày thứ Hai rằng các cuộc đàm phán diễn ra chậm lại, nhưng lưu ý rằng chúng vẫn còn đang diễn ra. Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi cho biết trong một tuyên bố rằng bà và Đảng Dân chủ “đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xét nghiệm, nhưng Chính quyền chưa bao giờ làm theo. Việc Đảng Cộng hòa tiếp tục đầu hàng Covid-19 – đặc biệt trong bối cảnh làn sóng lây nhiễm gần đây – chính thức là hành vi sai trái”. Bà Pelosi cũng lưu ý rằng thỏa thuận phải đạt được “sớm nhất có thể”, nhưng cũng chia sẻ thêm rằng “chúng tôi không thể chấp nhận việc Chính quyền từ chối tiêu diệt Covid-19, tôn vinh những anh hùng của chúng ta và rót tiền vào túi người dân Mỹ”.

Ngoài ra, các nhà giao dịch gần chú ý tới những dữ liệu khả quan tới từ nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới: Trung Quốc. Khi nghành công nghiệp nước này đã báo cáo lãi liên tiếp 5 tháng và đi cùng với đó là các dữ liệu kinh tế cũng đang cho thấy Hàn Quốc cũng đã có đà phục hồi tích cực. Điều này đã làm cho hai đồng tiền Châu Á là đồng Yuan và đồng Won Hàn Quốc tăng mạnh lên mốc cao nhất 7 tháng. Đà tăng đã đảo ngược sự giảm giá của các đồng tiền này trong những ngày giao dịch trước đó; khi đồng USD trở nên mạnh hơn với các đồng tiền khác. Ngoài ra, các dữ liệu về cán cân thương mại ở khu vực Châu Á cũng đã cải thiện khi nhiều quốc gia công bố rằng dữ liệu xuất khẩu của họ đều tăng trưởng. Đà tăng của các đồng tiền có trữ lượng xuất khẩu lớn đều đang được cải thiện và các quốc gia Châu Á chịu nhiều thiệt hại gây ra bởi vi rút COVID-19 như Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc và Trung Quốc đều đang có những báo cáo số ca lây nhiễm thấp hơn vài ngàn ca lây nhiễm/ ngày. Những dữ liệu này là làm giảm bớt đi nỗi lo sợ của các nhà đầu tư ở khu vực Châu Á. Tuy nhiên, có một số ý kiến cho rằng “sự hồi phục hình chữ V” đang diễn ra ở Trung Quốc là không đáng tin cậy. Một chiến lược gia ở HSBC cho rằng Chính Phủ nước này đang cố tình bóp méo dữ liệu. Một số nhà phân tích cũng chỉ ra rằng tăng trưởng của Trung Quốc chủ yếu dựa vào đầu tư thay vì tiêu dùng. Điều này đặt ra câu hỏi về sức mạnh và độ bền của quá trình phục hồi kinh tế tại Trung Quốc. Ông Nick Marro, chuyên gia phân tích hàng đầu về thương mại toàn cầu tại Economist Intelligence Unit, cho rằng Bắc Kinh chỉnh sửa dữ liệu để thổi phồng tốc độ tăng trưởng GDP trong quý III. "Cơ quan thống kê của Trung Quốc khá mập mờ về phương pháp tính toán của nghiên cứu", ông nhấn mạnh. "Nếu không biết thêm thông tin chi tiết các điều chỉnh của họ, chúng ta sẽ không bao giờ biết toàn bộ câu chuyện", ông giải thích. "Dường như có bằng chứng về việc điều chỉnh để nâng con số chính thức", chuyên gia Marro nói thêm. Theo ông, chính quyền Trung Quốc âm thầm "tô hồng" số liệu tăng trưởng của tháng 9 năm nay bằng cách chỉnh sửa một vài con số của tháng 9/2019, qua đó hạ thấp cơ sở so sánh. "Tốc độ tăng trưởng của tháng 9/2020 được thổi phồng một cách giả tạo", ông nói. "Sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng không quá lớn. Tuy nhiên, việc bóp méo số liệu cho thấy nền kinh tế Trung Quốc không khỏe mạnh như những gì họ muốn chúng ta nhìn thấy", ông Marro khẳng định.

Cùng với đó, chuyên gia CNBC cho rằng sự hỗn loạn của thị trường chứng khoán có thể kéo dài đến ngày bầu cử. “Tôi nghĩ rằng sự lạc quan đang giảm dần bởi vì Covid-19 rõ ràng đang xấu đi tại Mỹ và thỏa thuận về gói kích thích chưa thể đi đến thống nhất trong khi ngày bầu cử đang tới gần” Tom Lee, người đứng đầu nghiên cứu tại Fundstrat Global Advisors cho biết. “Tôi nghĩ kết quả cuộc thăm dò đang dần rõ ràng. Viễn cảnh Biden kiểm soát Nhà Trắng dường như là không thể tránh khỏi và sau đó có thể chính quyền đương nhiệm sẽ không tung ra 1 gói kích thích tài khóa đủ lớn. Điều đó thực sự sẽ khiến thị trường suy yếu trong năm tới". Tuy nhiên, Lee và các chiến lược gia khác cho biết giá cổ phiếu có thể gặp khó khăn trong tuần này, nhưng một khi cuộc bầu cử kết thúc, thị trường sẽ lại tăng cao nhờ gói kích thích bất kể ai thắng, miễn là kết quả rõ ràng. Barry Knapp, đối tác cao cấp tại Ironsides Macroeconomics, cho biết thị trường cũng có thể đang phản ánh mối lo ngại về một chiến thắng của cựu Phó Tổng thống Joseph Biden. Khả năng thực hiện các chính sách của Biden sẽ được quyết định bởi liệu đảng Dân chủ có chiếm đa số ghế trong Thượng viện hay không, hiện đang là một cuộc chạy đua gay gắt. Đứng đầu trong kế hoạch của Biden là sự đảo ngược chính sách cắt giảm thuế của Đảng Cộng hòa, về cơ bản sẽ tăng thuế đối với các công ty và những người giàu có. Ông cũng dự kiến ​​sẽ thúc đẩy một thỏa thuận kích thích tài khóa, quy mô của gói này sẽ phụ thuộc vào việc liệu Thượng viện có được kiểm soát bởi đảng Dân chủ hay không.

Image
icon
iconicon