Image

25/09/2023

BẢN TIN NGÀY 26/04/2021


THE ECONOMIST: FED VÀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU – LÀM SAO ĐỂ TRÁNH SỰ TỤT DỐC CỦA THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VÀ TIỀN TỆ Ở CÁC NỀN KINH TẾ MỚI NỔI.

​​​​​​​Jerome Powell không muốn bạn hiểu lầm về ông. Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ nói rằng giao tiếp là một phần quan trọng trong cách hoạt động của chính sách tiền tệ. Ông Powell nói một cách đơn giản. Ông ấy không phải là một nhà kinh tế học, nhưng điều đó có thể hữu ích, vì ông sẽ không đưa ra thông điệp khó hiểu hay gây nhầm lẫn. Thông điệp của ông tại cuộc họp của Fed vào ngày 17 tháng 3 rất rõ ràng: Không có thay đổi trong các thiết lập chính sách tiền tệ; không có những thay đổi về hướng dẫn của Fed về sự dịch chuyển chính sách trong tương lai; và không có lo ngại thực sự về thị trường trái phiếu chính phủ đang biến động. Thông điệp cuối cùng có vẻ gây phản ứng ngạc nhiên đối với thị trường. Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm tăng và biến động mạnh từ đầu năm 2021, điều này thường được so sánh với "taper tantrum" năm 2013, khi các thị trường phản ứng mạnh với những ám chỉ rằng Fed sẽ giảm (hoặc giảm dần) mua trái phiếu. Biến động năm nay được nhiều nhà đầu tư đánh giá là một thách thức đối với Fed. Tuy nhiên, ông Powell vẫn không hề nao núng.

Fed sẽ không luôn luôn như vậy. Trong một số giai đoạn, Fed sẽ xoay trục chính sách và thông báo rằng sẽ thu hẹp tốc độ nới lỏng chính sách tiền tệ. Bài học đã được rút ra từ năm 2013 về cách không gây ảnh hưởng đến thị trường. Tuy nhiên, ý tưởng hướng dẫn hoàn hảo của Fed, trong đó các thị trường không bao giờ bị phản ứng tiêu cực, vẫn có vẻ viển vông. Thị trường trái phiếu có khả năng không tăng mạnh, nhưng khó có thể mang lại thị trường ít “nổi giận” khi Fed thắt chặt các kích thích kinh tế. Theo một cách nào đó, lợi suất trái phiếu kho bạc tăng khá tự nhiên. Trong giai đoạn đầu của chu kỳ kinh doanh, khi niềm tin phục hồi kinh tế được xây dựng, các nhà đầu tư bắt đầu yêu cầu phần bù lớn hơn khi nắm giữ trái phiếu dài hạn. Nâng dự báo tăng trưởng GDP năm nay và đẩy lợi suất tăng mạnh. Kỳ vọng lạm phát xuất phát từ giá trái phiếu hiện nay gần như hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của Fed là 2% đối với chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE).

Thị trường đã đi theo hướng này. Sau khi giá cổ phiếu tăng vọt trong năm ngoái, chỉ số S&P 500 đã mất đà. Một số cổ phiếu yếu kém, kỳ lạ đã bị thổi bay. Trong khi đó, cổ phiếu giá rẻ của các công ty hoạt động theo chu kỳ, hưởng lợi từ kinh tế phục hồi, đã tăng giá. Nếu ông Powell cảm thấy ổn với tất cả, thì khá dễ hiểu, điều này như một sự xác nhận. Những thách thức lớn hơn đang ở phía trước. Ông Powell nói rằng các điều kiện tiên quyết để Fed tăng lãi suất - toàn dụng lao động (tỷ lệ thất nghiệp giảm), lạm phát ở mức vừa phải trên 2% trong một thời gian. Nhưng trước đó, Fed sẽ giảm bớt mua trái phiếu. Sẽ có một yếu tố được suy xét thận trọng để đưa ra quyết định bắt đầu. Khi yếu tố này xuất hiện sẽ đánh dấu thay đổi lớn trong chính sách tiền tệ. Lý tưởng nhất là Fed sẽ cho các khoảng dừng dài hạn giữa tín hiệu thắt chặt chính sách tiền tệ, giảm dần mua trái phiếu và tăng lãi suất lần đầu tiên để thị trường ổn định.

Có thể Fed sẽ không có cơ hội làm như thế. Mọi thứ trong chu kỳ kinh tế đang diễn ra với tốc độ rất nhanh. Điều này một phần phản ánh quy mô kích thích kinh tế, mà không chỉ từ Fed. Một gói tài khóa lớn dường như sẵn sàng được tung ra theo sau một gói khác. Sau khi gói 1.9 nghìn tỷ USD vừa được thông qua, gói cơ sở hạ tầng 3 nghìn tỷ USD được thảo luận. Fed có thể bị thúc ép để đẩy tốc độ thắt chặt nhanh hơn Fed mong muốn.

Chính sách thay đổi nhanh chóng gây ra “tantrum”. Một lý do cho rằng thị trường có thể nhạy cảm hơn bình thường đối với giá tài sản, đặc biệt là chứng khoán, đã tăng do chu kỳ kinh tế mới phục hồi. Thị trường nhà đất đã hồi phục mạnh mẽ. Các công ty đang gặp khó khăn đã vội vàng phát hành trái phiếu trong năm ngoái để giảm nợ. Chênh lệch trái phiếu công ty rủi ro rất nhỏ. Và thị trường chứng khoán Mỹ một lần nữa đang giao dịch với mức thu nhập cao ngất ngưởng. Tất cả những điều này làm tăng mức độ nhạy cảm của nền kinh tế đối với sự thay đổi chính sách tiếp theo của Fed.

Điều này có lẽ không phải là quá sớm. Fed đã cho mình một khoảng thở bằng cách nhấn mạnh lạm phát đi kèm với việc mở cửa trở lại trong vài tháng tới có thể chỉ là tạm thời. Thông điệp từ Powell là ông và các đồng nghiệp của mình thậm chí không bàn luận về “tapering”. “Cho đến khi chúng tôi đưa ra tín hiệu, bạn có thể cho rằng vẫn chưa đến giai đoạn đó” ông chia sẻ. Nhưng có thể điều này sẽ xuất hiện vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau, do mọi thứ đang diễn ra rất nhanh. Cho đến nay, tín hiệu của ông Powell đã rõ ràng một cách đáng ngưỡng mộ. Nhưng sẽ có rất nhiều dư địa rủi ro cho những hiểu lầm sau này.  

Chúng tôi dự đoán thị trường sẽ bắt đầu phản ứng tiêu cực với các thông tin “siết chặt” từ FED đưa ra vào thứ 5 tuần này. Thiên hướng giao dịch tuần này từ chúng tôi sẽ là xu hướng BÁN các đồng tiền G7 vs USD: xây dựng các vị thế nhỏ với mức dừng lỗ xa. Good luck!

(Các tư vấn trên chỉ mang giá trị tham khảo và có tính thời điểm)

Nhóm Tư vấn Tiền tệ Eximbank luôn mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý khách nhằm mục đích làm cho Bản tin Tư vấn Tài chính - Tiền tệ ngày một tốt hơn. Vui lòng liên hệ Lê Hoàng Nam – 0938001933/ Phòng Kinh Doanh Ngoại Tệ/ Khối KDTT.
Image
icon
iconicon