Image

25/09/2023

BẢN TIN NGÀY 25/02/2021


PHÓ CHỦ TỊCH FED TIẾP TỤC LẠC QUAN VỀ SỰ PHỤC HỒI KINH TẾ CỦA HOA KỲ.

Theo Bloomberg, Phó Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Richard Clarida tuyên bố lạc quan về sự phục hồi kinh tế của Hoa Kỳ nhưng nói rằng điều đó không có nghĩa là ngân hàng trung ương nên bắt đầu giảm bớt chương trình mua trái phiếu khổng lồ trong năm nay. Ông cho biết trong một hội thảo trực tuyến do Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Úc tài trợ: “Chính sách tiền tệ hoàn toàn phù hợp không chỉ bây giờ, mà - theo triển vọng của tôi đối với nền kinh tế - cho phần còn lại của năm". Fed hiện đang mua 120 tỷ đô la tài sản mỗi tháng - 80 tỷ USD trái phiếu kho bạc và 40 tỷ USD nợ được bảo đảm bằng thế chấp - và đã cam kết duy trì tốc độ đó “cho đến khi đạt được tiến bộ đáng kể hơn” để đạt được mục tiêu tối đa việc làm và lạm phát 2%. Clarida cho biết nền kinh tế vẫn còn nhiều trì trệ, với khoảng 10 triệu công nhân được trả lương ít hơn so với trước đại dịch. “Chúng tôi có một lỗ hổng lớn”, ông nói.

Trước đó, ông Powell đã phản bác những lo ngại về gia tăng giá cả Ông gọi những đồn đoán về việc giảm bớt tốc độ mua trái phiếu của Fed là "quá sớm" và nói rằng ngân hàng trung ương sẽ kiên nhẫn trong việc quyết định khi nào nên rút lại chương trình mua của mình. “Chúng tôi sẽ rất cẩn thận,” ông nói. "Và chúng tôi sẽ rất, rất minh bạch khi báo trước về ý định của mình". Triển vọng kinh tế cho năm nay và những năm sau nữa đã được cải thiện, nhưng sẽ mất một thời gian để các điều kiện trước đại dịch quay trở lại, Clarida nói. Ông nói: “Tôi lạc quan về sự phục hồi kinh tế ở Hoa Kỳ. Nền kinh tế đang có đà phục hồi tốt và vắc-xin là tin đáng mừng. Rõ ràng là có rất nhiều sự hỗ trợ từ chính sách tài khóa và tiền tệ". Nhưng ông đã bác bỏ lo ngại chính sách của Fed sẽ dẫn đến bùng phát lạm phát không mong muốn. “Tôi không lo ngại rằng lạm phát trong năm nay sẽ không phù hợp với mục tiêu ổn định giá cả mà chúng tôi đưa ra”, ông nói.

Nhiều góc nhìn trái chiều về đồng Bảng Anh đang được dự báo. Sự tiên phong của Anh trên mặt trận vắc-xin đã được ghi nhận đầy đủ và chắc chắn đã phản ánh vào giá của GBP. Động lực hiện tại không phải lịch trình mở cửa thiếu rõ ràng của nước Anh, mà thực tế là tỷ lệ tiêm chủng đã gia tăng ở cả các quốc gia khác. Kết hợp điều đó với nhận thức của người dân về hiệu quả của vắc-xin, kết quả là các giao dịch chạy theo tâm lý tích cực của thị trường xảy ra ở mọi quốc gia chứ không chỉ riêng Vương Quốc Anh. Đương nhiên, sự lạc quan hơn ở mặt trận vắc-xin sẽ tiếp thêm đà tăng cho lợi suất trái phiếu toàn cầu và đó chính là yếu tố đằng sau đà tăng của GBP, lợi suất trái phiếu 10 năm của Anh tăng từ 0.27% lên 0.75% trong tháng qua. Nhưng mọi người dường như đang quên rằng việc lợi suất tiếp tục gia tăng sẽ là một tin xấu đối với đồng Bảng Anh - Vương Quốc Anh đang phải chịu thâm hụt vãng lai lớn, và đất nước này đang nợ đầm đìa. Mọi người có thể nhận thấy rằng Mỹ không khác biệt trong vấn đề này nhưng USD vẫn được hưởng lợi từ việc là đồng tiền dự trữ của thế giới (vị thế mà bảng Anh đã mất cách đây khá lâu). Và vắc-xin sẽ không giải quyết vấn đề hậu Brexit. Những dữ liệu kinh tế tần suất cao không tích cực như những quốc gia khác: Doanh số bán lẻ tháng 1 tồi tệ đáng kinh ngạc, trong khi thị trường lao động yếu kém.

Theo các nhà giao dịch ngoại hối chuyên nghiệp từ UOB, các nhà giao dịch nên tiếp tục xây dựng vị thế Long các đồng tiền hàng hóa. Tâm lý rủi ro tích cực lại giúp thị trường chứng khoán tăng điểm, giá hàng hóa tăng cao hơn cùng với lợi suất toàn cầu tiếp tục dốc hơn. Các đồng tiền cũng phản ứng theo kiểu tương tự: các đồng tiền hàng hóa, XXX/JPY, XXX/CHF tiếp tục tăng giá ấn tượng khi các giao dịch “carry trade” quay trở lại theo “reflation trade” (giao dịch xoay vòng) . Không có gì cho tín hiệu thay đổi bối cảnh trong thời gian tới, vì vậy chúng tôi khuyến nghị theo đuổi xu hướng này nhưng hãy để ý đến các luồng tiền cuối tháng tiềm năng, chắc chắn sẽ tạo ra nhiều biến động cho xu hướng chính:

  •           EUR/USD: EUR/USD mở cửa ở mức 1.2155 và chạm mức cao 1.2174 tại phiên London. New York đã bán tháo nó xuống mức thấp nhất ở 1.2109 trước khi đóng cửa ở 1.2164. Hỗ trợ hiện tại nằm ở 1.2120/30 và tiếp theo là 1.2070/80, kháng cự tại 1.2190/00 theo sau bởi 1.2240/50.

  •          USD/JPY: USD/JPY chiếm lại MA 200 ngày một cách dễ dàng chỉ 3 ngày sau khi phá vỡ xuống bên dưới nó, và hiện chúng ta đã quay trở lại trên mức 106 một lần nữa. Tâm lý rủi ro tích cực, đường cong lợi suất tăng mạnh hơn nữa cũng ủng hộ động thái này, và chúng ta có thể kiểm tra các mức kháng cự tiếp theo tại 106.3 và 106.85.

  •          AUD/USD: Các chiến lược buy on dip đã có hiệu quả không chỉ so với đồng Dollar mà còn trên các cặp chéo. Tôi vẫn lạc quan về AUD trong thời gian tới vì “reflation trade” đang được tiếp tục đón nhận rộng rãi. AUD/USD liên tục tạo đỉnh mới trong ngày, trong khi vẫn giữ vững ở trên MA 200 giờ. Hỗ trợ trong ngày tại 0.790 và kháng cự tiếp theo tại 0.800.

Lệnh mua vào các đồng EUR hôm qua đã bị dính lệnh cắt lỗ khá đáng tiếc. Hôm nay chúng tôi tiếp tục xây dựng lại các vị thế EUR của mình./.

(Các tư vấn trên chỉ mang giá trị tham khảo và có tính thời điểm)

Nhóm Tư vấn Tiền tệ Eximbank luôn mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý khách nhằm mục đích làm cho Bản tin Tư vấn Tài chính - Tiền tệ ngày một tốt hơn.
Image
icon
iconicon