Image

25/09/2023

BẢN TIN NGÀY 23/11/2020

ĐỒNG ĐÔ LA MỸ TIẾP TỤC GIẢM NHẸ XUỐNG VÙNG THẤP NHẤT 2 TUẦN. ĐỒNG NZD TĂNG MẠNH LÊN MỨC CAO NHẤT 2 NĂM.

Đồng Bạc Xanh dao động quanh vùng giá thấp nhất 2 tuần khi sự lo lắng của các nhà đầu tư đè nặng lên việc chính phủ các quốc gia bắt đầu áp dụng các biện pháp đóng cửa chặt chẽ hơn; xóa đi hoàn toàn đà tăng của đồng USD với các tin tức tích cực về vắc xin trước đó. Việc đồng bạc xanh yếu đã làm cho các đồng tiền thị trường tăng giá nhẹ vào phiên giao dịch Châu Á sáng ngày hôm nay. Với kỳ nghỉ lễ ở Nhật Bản vào hôm nay, thị trường tiền tệ giao động nhẹ với các cặp tiền chính không thay đổi so với giá đóng cửa hôm thứ 6.

Hành động giá của cặp EUR/USD thể hiện sự phục hồi ấn tượng trong sự nghi ngờ của đồng tiền này; với rất nhiều lý do xấu mà thị trường có vẻ đang “phớt lờ” hoặc là đồng EUR đơn thuần chỉ đang là đồng tiền được hưởng lợi từ sự suy yếu của đồng USD. Các quốc gia lớn nhất trong Khu vực đồng tiền chung Châu Âu đã áp dụng các biện pháp phong tỏa vào cuối tháng 10 và Đức cũng đang cân nhắc về việc gia hạn việc phong tỏa thêm một tháng nữa. Không giống như Pháp và Tây Ban Nha, những quốc gia đã chứng kiến ​​số ca nhiễm virus mới giảm, Đức và Ý vẫn đang gặp phải khó khăn để có thể kiềm chế sự bùng phát của các ca nhiễm mới tại đây. Sự khác biệt giữa Pháp và Đức là ở Đức vẫn tiếp tực mở các cửa hàng, còn ở Pháp, chỉ những cơ sở kinh doanh thiết yếu mới được hoạt động. Bất chấp điều đó, những đợt đóng cửa này sẽ gây ra một thiệt hại đáng kể cho nền kinh tế của khu vực và củng cố nhu cầu nới lỏng định lượng (gói QE) hơn nữa các chính sách hỗ trợ của Ngân hàng Trung ương Châu Âu. Nếu may mắn, khu vực đồng tiền chung Châu Âu sẽ tránh được cuộc suy thoái kép, nhưng điều đó khó xảy ra.

Tuy nhiên, thay vì suy yếu, EUR/USD đã có một tuần đạt được các giao dịch trên 1.18. Trong những tuần gần đây, chúng ta đã nói về cách cặp tỷ giá này sẽ giao dịch gần hơn với mức 1.16 thay vì 1.18, nhưng quan điểm chung rằng Hoa Kỳ đang có số ca nhiễm mới tăng cao hơn so với khu vực đồng tiền chung Châu Âu là một trong những lý do chính khiến đồng Euro từ chối các mức giảm. Như đã nói, thị trường có thể không tính đến mức độ ảnh hưởng của nền kinh tế khu vực đồng tiền chung Châu Âu và dữ liệu sẽ yếu như thế nào. Chúng tôi sẽ xem xét kỹ điều đó vào tuần này với PMI khu vực châu Âu, sự lạc quan trong báo cáo IFO của Đức cũng được lên lịch phát hành. Nếu dữ liệu đủ yếu, và chúng tôi dự báo khả năng cao sẽ như vậy, thì điều này có thể củng cố được vị thế hàng đầu trong thời điểm này của đồng Euro. Về mặt kỹ thuật, sự phục hồi của EUR/USD đang mất đà và việc di chuyển xuống dưới mức 1.1820 sẽ mở ra cánh cửa cho một động thái giảm mạnh hơn về mức 1.16.

Theo Bloomberg, các quan điểm tiêu cực về đồng đô la Mỹ có thể kéo dài tới đầu năm 2021, với sự cải thiện trong khẩu vị rủi ro sau Covid-19 cũng như các động lực cấu trúc và chu kỳ của USD sẽ khiến đồng tiền dự trữ toàn cầu gặp phải những thách thức nghiêm trọng. Các động lực giảm giá mang tính chu kỳ và cấu trúc của đồng đô la Mỹ có thể sẽ vẫn tồn tại và việc Joe Biden được bầu làm tổng thống sẽ tiếp tục củng cố cho những yếu tố này. Nhưng hãy cảnh giác: các yếu tố trên nhiều khả năng đều đã được thị trường định giá đầy đủ, và trong bối cảnh thị trường đang ngày càng giảm vị thế nắm giữ USD, bất cứ thông tin bất ổn nào liên quan đến vi rút cũng sẽ là 1 bài test quan trọng đối với đà giảm của USD, mặc cho những thông tin đầy hứa hẹn về vắc xin. 1 mức suy giảm 10% tiếp theo của USD so với các đồng tiền G10 khác có thể sẽ không nhanh bằng lần trước.

Có thể có 3 yếu tố chính (1) Sự thu hẹp trong tốc độ tăng trưởng giữa Mỹ và các quốc gia phát triển đe dọa đến USD. Một loạt các biện pháp hạn chế xã hội và các phản ứng kinh tế đối với Covid-19 có nghĩa là các so sánh kinh tế quốc tế 2020-21 nên được xem xét một cách thận trọng, nhưng xu hướng dài hạn của sự thu hẹp về chênh lệch tăng trưởng giữa Hoa Kỳ và các nền kinh tế phát triển khác có vẻ đã được xác nhận và đang đe dọa đến sức mạnh của đồng đô la Mỹ. Chỉ một vài năm trước, tăng trưởng kinh tế của Hoa Kỳ đã vượt trội so với các nền kinh tế phát triển khác, nhưng khoảng cách đã thu hẹp từ năm 2019 và xu hướng này sẽ được khẳng định theo thời gian. (2) Sự suy giảm lợi suất trái phiếu sẽ tiếp tục tạo áp lực lên USD trong năm 2021. Lợi suất trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ hết sức quan trọng đối với triển vọng của đồng bạc xanh, và phản ứng quyết liệt của Fed đối với cuộc khủng hoảng Covid-19 kéo theo sự sụp đổ của lợi suất đồng nghĩa với sự biến mất của 1 yếu tố hỗ trợ dài hạn quan trọng của USD, củng cố đà suy yếu của đồng đô la. Thực tế việc lợi suất giảm không chỉ là câu chuyện của riêng Hoa Kỳ và do đó chính điều này đã giúp giảm thiểu tác động tiêu cực lên sức mạnh của USD. Điều này có lẽ đã được thị trường định giá và phần nào đó giải thích cho sự yếu kém của đồng bạc xanh trong 2020, nhưng theo quan điểm của chúng tôi, nó sẽ không nhanh chóng được đảo ngược. Các tín hiệu bình thường hóa của Fed có thể là động lực cho những tương lai tương sáng hơn đối với USD, nhưng điều này chưa phải là thứ cần quan tâm tại thời điểm hiện tại. (3) Vị thế thị trường: tỷ trọng “Long” USD sụt giảm. Đối với một số loại tiền tệ, chẳng hạn như đồng euro, việc thiếu hụt trạng thái “long” USD/ sự dư thừa trạng thái “long” EUR có ý nghĩa quan trọng và do đó, triển vọng tăng giá cho đồng tiền này dựa trên cơ sở phân tích vị thế thị trường có thể kém hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, đối với các loại tiền tệ như đồng bảng Anh, triển vọng tăng giá là rõ nét hơn hơn nếu chúng ta chỉ tập trung quan sát tổng vị thế thị trường.

(Các tư vấn trên chỉ mang giá trị tham khảo và có tính thời điểm)
Nhóm Tư vấn Tiền tệ Eximbank luôn mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý khách nhằm mục đích làm cho Bản tin Tư vấn Tài chính - Tiền tệ ngày một tốt hơn.

Image
icon
iconicon