25/09/2023
BẢN TIN NGÀY 23/03/2021
ECB: GÓI KÍCH THÍCH KINH TẾ MỸ SẼ TẠO RA HIỆU ỨNG TÍCH CỰC
KHẮP CHÂU ÂU.
Theo bài phỏng vấn của nhà kinh tế trương ECB với CNBC, “gói cứu trợ COVID-19 trị giá 1,9 ngàn tỷ đô của Mỹ có ảnh hưởng lên nền kinh tế toàn thế giới, cụ thể sẽ tạo ra những hiệu ứng tích cực ở châu Âu”.
Đầu tháng 3/2021, Tổng thống Joe Biden đã ký gói kích thích kinh tế và trực tiếp tài trợ những khoản tiền lên đến 1.400 đô cho hầu hết công dân Mỹ. Gói này hiện đang được thực hiện và được kỳ vọng sẽ thúc đẩy nền kinh tế thế giới. Trên thực tế, OECD ước tính gói này có thể giúp tăng trưởng toàn cầu thêm 1% trong năm nay. Châu Âu cũng đang kỳ vọng được lợi từ đây.
“Những hiệu ứng tích cực sẽ được lan tỏa, GDP toàn cầu và xuất khẩu từ khu vực châu Âu sẽ tăng nhờ vào gói kích thích tăng trưởng của Mỹ. Trước mắt sẽ thấy tác động lên thị trường tài chính, nhưng về lâu dài, khi gói kích thích này được áp dụng lâu hơn sẽ tạo ra hiệu ứng mạnh mẽ lên toàn bộ nền kinh tế thế giới”, phát biểu của ông Philip Lane trong bài phỏng vấn với CNBC vào thứ Hai. Xuất khẩu ảnh hưởng mạnh mẽ lên nền kinh tế châu Âu, tuy nhiên COVID-19 đã gây ảnh hưởng nặng nề đến tình hình xuất khẩu ở châu Âu. Theo thống kê, xuất khẩu châu Âu 2020 giảm 11,4% so với 2019.
Chính quyền châu Âu hiện đang bị chỉ trích vì không cung cấp gói kích thích tiền tệ tương tự như Mỹ. 27 quốc gia châu Âu đã đồng ý áp dụng gói kích thích 750 tỷ euro (895 tỷ đô) vào tháng 7, nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện.
Châu Âu đang bị thiệt hại nặng nề về sức khỏe, với số ca nhiễm gần 7% năm 2020. Mặc dù ECB đã dự đoán mức tăng trưởng 4% cho khu vực năm nay, nhưng cho đến hiện tại điều này vẫn khá là bất khả thi. Nền kinh tế chịu nhiều ảnh hưởng từ đại dịch, những biến thể mới, vắc xin, tất cả đều đang khá khó khăn đối với tình hình châu Âu cho tới nay. Hơn nữa, một vài quốc gia châu Âu đang phải đối mặt với làn sóng COVID thứ 3 nên phải thắt chặt hơn các vấn đề đi lại giữa các vùng.
Trong bối cảnh hiện nay, ông Lane đề xuất các nước thành viên cần sớm thảo luận về kế hoạch giúp đỡ nhiều hơn cho người dân ở cả cấp quốc gia và cấp châu Âu.
Chúng tôi xin gởi đến quý đọc giả quan điểm giao dịch của các nhà giao dịch ở J.P Morgan:
EUR – Simon Spearing
Lợi suất TPCP Mỹ giảm nhẹ và thị trường dần ổn định sau những lo ngại ban đầu hậu cú sốc mà đồng TRY mang lại. USD đã chịu áp lực trong hôm qua và giúp EUR/USD thoát khỏi vùng đáy để đóng cửa phiên London ở mức cao. Quan điểm Long USD so với các đồng tiền lợi suất thấp vẫn giữ nguyên, đặc biệt là trên cặp EUR/USD bởi các yếu tố: số ca nhiễm Covid-19 đang tăng tại châu Âu (Đức đã ban bố phong tỏa cứng rắn đến hết lễ Phục Sinh nhằm ngăn chăn làn sóng lây nhiễm thứ 3), lo ngại về khả năng tăng trưởng của châu Âu, sự cách biệt ngày càng lớn của lợi suất TPCP các nước (cũng như ECB gia tăng quy mô mua tài sản thuộc chương trình PEPP cuối tuần trước lên 21.1 tỷ EUR). Tất cả những điều trên là lý do để tôi Short EUR/USD khi tỷ giá tăng lên gần 1.2000/10. Lợi suất TPCP Mỹ rõ ràng đã ổn hơn, đặc biệt khi thông báo về tỷ lệ SLR chỉ tạo ra mức tăng lợi suất không đáng kể. Dù tôi không loại trừ khả năng đồng tiền chung còn tăng nữa, chúng tôi vẫn giữ short EUR/USD và chờ tỷ giá tăng để gia tăng thêm vị thế.
GBP – Charlie Cass
Sterling có một ngày thảm hại vào hôm qua khi EUR/GBP tăng tốt để quay trở lại ngưỡng 0.86xx. Trưng cầu dân ý về nền độc lập của Scotland đã diễn ra, nhưng với khảo sát phiếu bầu hiện nay thì tôi không cho rằng đây là nguyên nhân chính khiến Sterling giảm. Không có nhiều điều để bàn về dòng tiền hôm qua, dù xu hướng bán GBP gần đây của quỹ tiền thật đã chững lại nhưng khá hạn chế. Trong khi đó, làn sóng lây nhiễm thứ 3 vẫn đang tiếp diễn khi Đức thông báo phong tỏa quyết liệt kéo dài đến lễ Phục Sinh, rõ ràng điều này làm dấy lên lo ngại Anh sẽ tiếp bước và ban lệnh phong tỏa, do đó tôi cho rằng Cable đang chịu áp lực vào lúc này. Chúng tôi vẫn Short GBP và sẽ chờ tỷ giá lên gần mức 1.39 để mở thêm vị thế. Ông Haldane, Cunliffe, và Bailey sẽ phát biểu hôm nay. Hỗ trợ gần đang ở vùng 1.3800/05 và 1.3750/60 (EUR/GBP: 0.8600, 0.8535/40). Kháng cự ngắn hạn là quanh ngưỡng 1.3890/95 và 1.3950/60 (EUR/GBP: 0.8630/40, 0.8675/80).
AUD, NZD, CAD – James Clark
Câu chuyện về sự yếu kém của các đồng tiền hàng hóa 24 giờ qua, khởi đầu bởi đồng CAD, có vẻ là tác động của các lệnh dừng lỗ sau khi đồng TRY sụt giảm (RUB yếu, ZAR và PLN mạnh lên) và sau đó là các đồng antipodeans. Chính phủ New Zealand đã công bố các biện pháp mới nhằm vào thị trường nhà ở sáng nay, nhắm vào các nhà đầu cơ với việc loại bỏ các ưu đãi thuế, cùng các biện pháp hạn chế đối với LTV - tỷ lệ cho vay trên giá trị vốn đã được áp dụng trong tháng này (các biện pháp hạn chế tỷ lệ LTV hơn nữa sẽ được thực hiện vào tháng 5). Thị trường nhà ở là trụ cột quan trọng đối với tăng trưởng của New Zealand vào năm ngoái và việc cố tình làm chậm thị trường này sẽ gây thiệt hại về kinh tế nhưng điều này sẽ không gây ngạc nhiên vì các ý định của chính phủ đã được thông báo rất rõ ràng trước đó. Công bằng mà nói, mặc dù cộng đồng đầu cơ đang long NZD (có rất nhiều người tham gia) nhưng việc dữ liệu GDP yếu đi trong tuần trước có thể dẫn đến việc đánh giá lại quan điểm long NZD. Ngoài ra, chúng tôi đã cắt lỗ tại mức 0.71 vào sáng nay và một cây nến đóng cửa ở đây sẽ đưa tỷ giá xuống 0.70 và thậm chí xuống 0.68. CAD vẫn là đồng tiền được yêu thích lúc này và tôi tiếp tục short AUD/CAD, mở thêm vị thế tại vùng 0.9700/50. 1.26 là mức kháng cự cần theo dõi với USD/CAD, với 0.7620/40 là mức hỗ trợ của AUD/USD.
JPY – James Clark
Các cặp chéo XXX/JPY giảm trong sáng nay là bởi ảnh hưởng của NZD/JPY liên quan đến chính sách nhà đất tại New Zealand, nhưng cũng cần lưu ý là thị trường trái phiếu Mỹ tiếp tục ổn định đã giúp JPY tăng điểm sau đợt bán ra khối lượng lớn gần đây. Hiện tại, tôi hiểu xu hướng di chuyển, nhưng bởi USD/JPY đã vượt lên hẳn phía trên ngưỡng 108.50 quá lâu, có thể một nhịp chỉnh sẽ diễn ra nếu lợi suất giảm. Chỉ báo RSI yêu thích đã không cho tín hiệu bán vào hôm qua, nhưng cần chú ý kỹ hơn (nếu tỷ giá đóng cửa ngày tại 108.75 sẽ gây biến động). Short chiến lược USD/JPY vào lúc này, với hỗ trợ tại 108.30/35 và 108.00/10, trong khi kháng cự đang ở mức 109.35/45 và 109.90/00.
CHF – Matthew Pheasant
Tài sản rủi ro tăng một cách đáng ngạc nhiên vào ngày hôm qua và điều này đã đưa USD/CHF trở lại vùng chờ mua của chúng tôi quanh ngưỡng hỗ trợ 0.9200. Tin tức từ châu Âu tiếp tục tiêu cực với việc tiếp tục phong tỏa, dự báo tăng trưởng của châu Âu bị hạ thấp, cũng như việc triển khai vắc xin kém hiệu quả. Tất cả đều sẽ giữ EUR/USD dưới áp lực và giúp USD/CHF tăng cao hơn. Tuy nhiên, lợi suất của Mỹ đã giảm nhẹ và điều này có thể khiến đồng Dollar khó tăng giá hơn, mặc dù chúng tôi vẫn ủng hộ Long USD so với các đồng tiền có lợi suất thấp như CHF trừ khi chúng tôi nhận thấy sự thay đổi đáng kể trong các phát biểu từ Powell và đồng nghiệp.
Các lệnh Bán đồng Bảng Anh ngày hôm qua đã chạm điểm chốt lời.
(Các tư vấn trên chỉ mang giá trị tham khảo và có tính thời điểm)
Nhóm Tư vấn Tiền tệ Eximbank luôn mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý khách nhằm mục đích làm cho Bản tin Tư vấn Tài chính - Tiền tệ ngày một tốt hơn.