Image

25/09/2023

BẢN TIN NGÀY 22/03/2021


LẦN ĐẦU TIÊN TRONG 6 THÁNG QUA: CÁC QUỸ PHÒNG HỘ MUA RÒNG ĐỒNG USD.

Theo Bloomberg, các quỹ đầu cơ đã từ bỏ những vị thế bán khống USD của họ, lần đầu tiên chuyển sang Mua Ròng đối với đồng bạc xanh kể từ tháng 11 khi lợi suất trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ tăng vọt lên mức trước đại dịch. Các quỹ đòn bẩy đã trở thành người mua ròng đồng tiền dự trữ của thế giới trong tuần tính đến ngày 16/03; với các vị thế mua ròng tăng lên 2,414 hợp đồng, so với mức short 62,781 hợp đồng một tuần trước đó, theo dữ liệu của Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai về bảy loại tiền tệ chính do Bloomberg tổng hợp. Họ đã mở thêm các vị thế đặt cược giảm giá với đồng yên và đồng euro và chuyển từ bullish sang bearish đối với đồng đô la New Zealand.

Alvin T. Tan, trưởng bộ phận chiến lược ngoại hối châu Á tại RBC Capital Markets cho biết: “Chính thị trường trái phiếu đã thúc đẩy đồng đô la Mỹ trong vài tháng qua và điều này dường như đang ngày càng mạnh lên. "Tôi kỳ vọng sẽ có thêm tình trạng đóng trạng thái bán ròng với USD." Đồng đô la đã tăng lên cùng với lợi suất trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ khi các nhà giao dịch tăng cường đặt cược vào lạm phát và sự phục hồi của nền kinh tế lớn nhất thế giới, gây trở ngại cho một trong những quan điểm phổ biến nhất tại Phố Wall trong năm 2021.

Chỉ số Bloomberg Dollar Spot Index đã tăng gần 2% trong năm nay sau khi có mức giảm theo năm tồi tệ nhất kể từ năm 2017, khi lợi suất chuẩn 10 năm của Mỹ tăng lên mức cao nhất vào tháng 1 năm 2020 tại 1.75%. Đồng USD đã tăng 0.1% vào thứ Hai sau khi đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ lao dốc đã thúc đẩy một cuộc đổ xô tìm kiếm tài sản trú ẩn. Rodrigo Catril, chiến lược gia tiền tệ tại National Australia Bank Ltd. Sydney, cho biết lợi suất trái phiếu và tình hình Covid-19 có thể sẽ xác định nơi mà dòng tiền từ cộng đồng các quỹ đòn bẩy sẽ đổ vào. Trong khi đồng bảng Anh và các đồng tiền hàng hóa đã tăng so với USD trong năm nay, bất kỳ sự nghi ngờ nào về nguồn cung vắc xin hay sự suy yếu của hàng hóa sẽ có thể tạo áp lực lên những đồng tiền này.

Chúng tôi xin gởi tới quý vị độc giả quan điểm của các nhà giao dịch ngoại hối từ Ngân Hàng UOB:

Thị trường khởi đầu tuần mới với nhiều biến động, dẫn đầu bởi đà bán tháo tài sản ở Thổ Nhĩ Kỳ sau khi Giám đốc Ngân hàng Trung ương nước này bị sa thải bất ngờ. Mặc dù vậy, tâm lý rủi ro cũng đã suy yếu vào cuối tuần trước khi các nhà đầu tư một lần nữa tỏ ra cảnh giác về việc lợi suất dài hạn tăng không ngừng có thể có khả năng tác động đến hiệu suất của các tài sản rủi ro nói chung. Chúng tôi cho rằng sự kết hợp giữa sự thận trọng ngày càng tăng của nhà đầu tư, xu hướng lợi suất USD và thiết lập kỹ thuật bullish ở DXY, sẽ hỗ trợ cho đồng Dollar trong tuần này và chúng tôi muốn giữ vững lập trường này trong thời gian tới.

  •          EUR/USD: Hôm thứ Sáu, EUR/USD mở cửa ở mức 1.1932 và chạm mức cao 1.1936. Các nhà giao dịch ở New York đã kéo nó xuống mức thấp 1.1874 trước khi đóng cửa ở 1.1903. Hỗ trợ hiện tại là 1.1870/80 theo sau bởi 1.1850/60, trong khi kháng cự tại 1.1930/40 theo sau là 1.1950/60.

  •         USD/JPY: Sau một tuần lộn xộn xung quanh mốc 109, USD/JPY cuối cùng đã kết thúc tuần bên dưới MA 200 tuần và điều này cho thấy một vài tín hiệu thận trọng về mặt kỹ thuật. Hơn nữa, sự giảm giá mạnh mẽ của tài sản Thổ Nhĩ Kỳ vào sáng sớm nay, chắc chắn sẽ buộc các vị thế TRY/JPY phải tháo chạy, do đó có khả năng đè nặng lên các cặp XXX/JPY khác. Chúng tôi muốn bắt đầu tuần mới một cách thận trọng và hy vọng các áp lực ở các cặp XXX/JPY giữ USD/JPY trong tầm kiểm soát.

  • AUD/USD: AUD bắt đầu bộc lộ các vết nứt về mặt kỹ thuật, khi nó kiểm tra mức thấp nhất của tuần trước ở 0.770 vào sáng sớm nay sau khi tạo “gap” theo phản ứng với tin tức từ Thổ Nhĩ Kỳ. MA 200 giờ đã bị phá vỡ từ phía trên và với lợi suất TPCP Mỹ vẫn cao, tôi tin rằng cặp tiền này sẽ tiếp tục bị gây áp lực, ngay cả khi không có sự hợp tác từ phía thị trường chứng khoán. 0.7560/70 sẽ là mục tiêu của tôi, với điểm dừng lỗ khoảng 40 pips từ mức hiện tại, phía trên MA 200 giờ ở 0.7751.

  • USD/SGD: Cặp tiền này có vẻ ảm đạm vào lúc này khi nó biến động trong phạm vi hẹp từ 1.3405-64. Quan điểm không có gì thay đổi, với thiết lập “bullish” của DXY và động lượng của lợi suất TPCP Mỹ. Tôi đã quay trở lại với Long USD với mục tiêu 1.3540/50, cũng là MA 200 tuần và mức Fibo mở rộng 200% của nhịp tăng đầu tiên vào tháng 1. Chỉ mức đóng cửa Daily bên dưới 1.340 mới buộc tôi phải từ bỏ quan điểm này.

    (Các tư vấn trên chỉ mang giá trị tham khảo và có tính thời điểm)

Nhóm Tư vấn Tiền tệ Eximbank luôn mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý khách nhằm mục đích làm cho Bản tin Tư vấn Tài chính - Tiền tệ ngày một tốt hơn.
Image
icon
iconicon