25/09/2023
BẢN TIN NGÀY 21/09/2020
LÀN SÓNG LÂY NHIỄM VI RÚT THỨ 2 Ở CHÂU ÂU VÀ VƯƠNG QUỐC ANH KÍCH HOẠT ĐÀ BÁN THÁO TRÊN THỊ TRƯỜNG.
Điều chúng ta lo sợ nhất trong vài tuần qua đã thành hiện thực: làn sóng lây nhiễm virus ở Châu Âu và Vương Quốc Anh đã chính thức quay trở lại với số ca lây nhiễm cao chưa từng có vào mùa thu (trùng với dịch cúm mùa hẳng năm ở các quốc gia này và mở cửa trường học). Chính Phủ Khối Liên Minh Châu Âu và Anh Quốc đã phải thảo luận về các biện pháp kiểm soát dịch bệnh mới với mức độ khắc khe hơn bao giờ hết; đồng thời cũng đã dập tan hy vọng về sự hồi phục kinh tế nhanh chóng ở các quốc gia khu vực này. Chiều qua trong biên giao dịch Châu Âu, sau các báo cáo y tế về số ca lây nhiễm gây hoang mang dư luận: Cặp EUR/USD đã nhanh chóng mất hơn 1.12% và cặp GBP/USD mất hơn 1.56%. Đà bán tháo còn kéo dài qua phiên thị trường chứng khoán Hoa Kỳ, khi chỉ số Dow Jones mất hơn 1.8%; hơn 500 điểm.
“Chúng tôi dự đoán sẽ có thêm nhiều biện pháp kiểm soát trong vài ngày và vài tuần tới, nhất là ở châu Âu”, các chuyên viên phân tích tại Deutsche Bank cho biết trong báo cáo ngày thứ Hai (21/09). “Việc virus Covid-19 lây lan quá nhanh đang gây hoang mang cho các nhà đầu tư”. Số ca nhiễm tăng quá nhanh chóng ở châu Âu đến nỗi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo châu Âu đang xảy ra tình trạng dịch bệnh rất nghiêm trọng, đồng thời cho rằng đây là “một hồi chuông cảnh tỉnh”. Các biện pháp giới hạn đã được áp đặt ở một vài khu vực tại châu Âu, trong đó phía bắc của nước Anh, Madrid (thủ đô của Tây Ban Nha) đang trong tình trạng phong tỏa. Tuy nhiên, khi số ca ngày càng tăng, các chính quyền đang cân nhắc biện pháp kiểm soát quyết liệt hơn, trong đó Anh và các nước khác đang xem xét triển khai phong tỏa toàn quốc lần 2 để ngăn virus lây lan. Chính phủ Anh cũng đang cân nhắc thêm các biện pháp hà khắc hơn như cấm ra đường sau 22h, từ đó buộc quán cà phê, bar và nhà hàng đóng cửa sớm. Tình trạng nguy cấp diễn ra khi Giám đốc y tế và cố vấn khoa học của Vương quốc Anh hôm thứ Hai (21/09) cảnh báo rằng nếu xu hướng hiện nay tiếp diễn, tăng gấp đôi cứ sau bảy ngày và không có hành động nào được thực hiện, nước này có thể sẽ chứng kiến gần 50.000 ca mới mỗi ngày vào giữa tháng 10/2020.
Với các yếu tố động lượng thị trường đang dần thay đổi khi FED đang áp dụng triệt để chính sách 3 không của mình (1) không áp dụng đường cong lãi suất (2) không tăng số lượng Trái Phiếu Chính Phủ, Tín Phiếu Kho Bạc, Trái Phiếu Kho bạc trung hạn và (3) không gia tăng tốc độ mua tài sản ( gói QE được triển khai hồi tháng 4 và là động lượng chính cho thị trường chứng khoán). Chúng tôi cho rằng không còn nhiều công cụ để FED bắt đầu kích thích chương trình lạm phát trung bình 2% của mình, vì thế các loại tài sản rủi ro và đặc biệt là Kim Loại Quý Vàng đã có những biến động giá rất tiêu cực vào phiên giao dịch ngày hôm qua khi có lúc xuống tới mốc 1883 USD/oz sau bài phát biểu của ông Powell. Các động lượng thị trường thay đổi và nỗi lo sợ làn sóng vi rút mới đã cùng lúc làm cho tâm lý các nhà đầu tư tiêu cực hơn. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia vẫn cho rằng đây chỉ là 1 làn sóng điều chỉnh trong xu hương chính là “đồng Đô La Mỹ ngày càng yếu đi”; khi các quốc gia đã có kinh nghiệm đối phó với dịch từ hồi tháng 3 và hiện kho dự trữ y tế của các quốc gia cũng đã dồi dào hơn đợt dịch trước rất nhiều.
Trái ngược với những dự báo không mấy tích cực, đô la Hoa Kỳ lại được giao dịch mạnh mẽ hơn bất chấp những rắc rối chính trị của quốc gia này. Cuộc bầu cử Tổng thống đang đến gần và với cái chết đột ngột của cựu Thẩm phán Ruth Bader Ginsburg, các chính trị gia đang chuẩn bị cho những khó khăn hơn nữa trên cuộc đua tranh cử tại ở Washington. Có rất rủi ro và yếu tố đáng kể chính là lo ngại về sự sụp đổ chính trị. Các biến động xoay quanh cuộc bầu cử là một rủi ro nghiêm trọng đối với thị trường cổ phiếu và tiền tệ. Ngay cả trong năm 2016, khi các cuộc thăm dò cho thấy Hillary Clinton dẫn đầu, cổ phiếu có xu hướng giảm trong những tuần trước cuộc bầu cử. Đồng thời, diễn biến không mấy tích cực khi chúng tôi nhận thấy xu hướng bán tháo đã được kích hoạt với cặp tiền tệ EUR/USD và biến động hơn trong các giao dịch USD / JPY. Có khả năng, lịch sử biến động sẽ lặp lại vào năm 2020 nhưng theo cách phóng đại hơn khi có những ý kiến mạnh mẽ xung quanh việc Tổng thống đương nhiệm Trump cố gắng thúc đẩy nhanh chóng việc thay thế vị trí ghế trống của cựu Thẩm phán. Không có báo cáo kinh tế lớn nào của Hoa Kỳ dự kiến phát hành trong tuần này, các nhà giao dịch đô la Mỹ nên theo dõi ba điều: Các tiêu đề từ Washington; Lời khai của Chủ tịch Fed Jerome Powell trong phiên điều trần sắp tới và Diễn biến trên thị trường chứng khoán vì các nhà đầu tư có khả năng lấy tín hiệu từ sự bất chấp rủi ro của các giao dịch tích cực. Ngoài ra, đồng Đô La cũng đang nhận được hỗ trợ từ yếu tố chu kỳ khi cuối tháng 9 sẽ là kết thúc niên độ của các công ty ở Hoa Kỳ: vì thế nhu cầu cho đồng tiền này cũng được dự báo sẽ tăng trong vài ngày tới.
Ở chiều ngược lại, New Zealand đã chấm dứt các hạn chế về đại dịch ở tất cả các vùng của đất nước ngoại trừ thành phố lớn nhất – Auckland. Tuy nhiên, thay vì tăng, đồng tiền này lại giảm vì tâm lý e ngại rủi ro và lo ngại về cuộc họp của Ngân hàng Dự trữ trong tuần này. Khi cuộc họp RBNZ lần gần đây nhất diễn ra, các quyết định từ cuộc họp đã mở ra ý tưởng về tỷ giá âm và các nhà giao dịch lo lắng rằng trong khi quốc gia này đã loại bỏ Covid-19 lần thứ hai, thì các diễn biến tồi tệ của các quốc gia bên ngoài khiến cho ý tưởng nói trên không thể trở thành hiện thực. Đối với Úc, vấn đề lớn nhất là quan hệ với Trung Quốc ngày càng xấu đi. Rõ ràng Úc đang từ chối các khoản đầu tư vào các công ty Trung Quốc sau khi Trung Quốc mất quyền truy cập vào trạm theo dõi không gian của Úc. Đồng đô la Canada cũng giảm, với USD/CAD tăng lên mức mạnh nhất trong hơn một tháng.
(Các tư vấn trên chỉ mang giá trị tham khảo và có tính thời điểm)
Nhóm Tư vấn Tiền tệ Eximbank luôn mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý khách nhằm mục đích làm cho Bản tin Tư vấn Tài chính - Tiền tệ ngày một tốt hơn.