Image

21/06/2021

BẢN TIN NGÀY 21/06/2021


DƯ ÂM CUỘC HỌP CỦA FED TUẦN TRƯỚC VẪN CÒN: DXY ĐIỀU CHỈNH NHẸ SAU KHI TĂNG MẠNH.

Tâm lý lo sợ rủi ro (risk-off) bao trùm thị trường vào phiên giao dịch sáng nay theo giờ Châu Á khi sự thay đổi theo hướng diều hâu của Fed khiến nhà đầu tư phải giảm bớt các chiến lược đầu tư theo kỳ vọng lạm phát (reflation) của mình đồng thời đè nặng lên lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ và cổ phiếu. Chứng khoán châu Á là một biển đỏ, khi chỉ số Nikkei 225 chuẩn của Nhật Bản giảm gần 4%. Hợp đồng tương lai gắn với chỉ số S&P 500 giảm 0,50% xuống mức 4.100 điểm. Tuy nhiên, tâm lý thị trường được cải thiện vào giờ mở cửa phiên Châu Âu khi các nhà đầu tư đóng bớt vị thế MUA đồng USD vào tuần trước.

Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đã giảm xuống các mức thấp nhất trong 4 tháng, với lợi suất trái phiếu kỳ hạn 30 năm quay trở lại dưới mức 2%. Đường cong lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đã được làm phẳng sau khi Fed dự kiến ​​hai đợt tăng lãi suất vào cuối năm 2023. Cùng với đó, đồng Yên Nhật xuất hiện như một đồng tiền mạnh mẽ nhất trong bối cảnh lợi suất trái phiếu giảm và tâm trạng lo ngại rủi ro, đưa tỷ giá USD/JPY xuống dưới 110.00. Trong khi đó, các đồng AUD và NZD tăng điểm khi các nhà đầu tư tin rằng các ngân hàng trung ương của Thị trường mới nổi có khả năng vượt qua tốc độ thắt chặt của Fed. AUD/USD dao động quanh mức 0.7500, không bị tác động bởi Doanh số bán lẻ sơ bộ tiêu cực của Úc. Tỷ giá EUR/USD chạm 1.1850 vào đầu giờ sáng và đã bắt đầu lấy lại đà tăng do đồng đô la Mỹ giữ vững mức tăng của tuần trước.

Câu chuyện của tuần này có lẽ sẽ tới từ các bài phát biểu của FED được dự kiến sẽ được giao dịch biến động khi các nhà đầu tư chờ đợi tín hiệu từ dữ liệu lạm phát Mỹ và hàng loạt bài phát biểu của quan chức Cục Dự trữ Liên bang về quá trình thu hẹp quy mô mua trái phiếu. Chủ tịch Fed St. Louis James Bullard, Chủ tịch Fed bang Dallas Robert Kaplan và Chủ tịch Fed bang New York John Williams sẽ phát biểu vào thứ Hai trước khi Chủ tịch Jerome Powell có phiên điều trần tại Quốc hội vào thứ Ba. Chỉ số PCE lõi - thước đo lạm phát ưa thích của Fed sẽ được công bố vào thứ 6. Từ nay đến hôm đó, chủ tịch Fed khu vực khác sẽ thảo luận về nền kinh tế và chính sách tiền tệ. Các nhà hoạch định chính sách sẽ đặc biệt quan tâm tới việc nhà đầu tư đang đánh giá Fed hawkish ra sao sau những bình luận và dự báo kinh tế tuần trước. Theo Vishnu Varathan - trưởng đầu bộ phận kinh tế và chiến lược tại Mizuho Bank Ltd. có trụ sở tại Singapore cho biết: "Nếu thị trường vẫn quen lối phản ứng mạnh đối với những phát biểu của Fed thì NHTW này sẽ không cần tỏ ra hawkish (diều hâu) nữa".

Đối với kim loại Vàng, nếu giá lấy lại được mốc 1,800 USD/ounce một cách thuyết phục; đà giảm sẽ ít phải chịu áp lực hơn.Theo Walt  từ Bloomberg cho rằng: “Vàng không có lợi suất. Nó được thèm muốn vì khả năng bảo vệ chống lại lạm phát và sự mất giá của đồng đô la. Những yếu tố này có nghĩa là giá vàng thỏi thường được dự báo trên cơ sở lợi suất thực và giá trị đồng bạc xanh. Vấn đề là các chiến lược dựa trên giả định này có thể tạo ra tổn thất nghiêm trọng nếu họ bỏ qua các yếu tố dẫn dắt khác”. Cùng với nhu cầu vật chất từ ​​người tiêu dùng ở Ấn Độ và Trung Quốc, nhu cầu đầu tư vào vàng thỏi và tiền xu ở phương Tây, và việc nắm giữ của các quỹ ETF đều cần được tính đến - đặc biệt là lượng nắm giữ của các quỹ ETF, trên 3,100 tấn. Lượng nhu cầu này liệu có thể kiềm hãm đà giảm giá của vàng trong thời gian tới?

Với mức giá đã giảm khá sâu đối với các đồng ngoại tệ và đã vào vùng giá khá hấp dẫn, chúng tôi khuyến nghị vị thế MUA EUR/USD và GBP/USD nhỏ và stop loss gần (thời gian nắm giữ dự kiến: 2 ngày)

(Các tư vấn trên chỉ mang giá trị tham khảo và có tính thời điểm)

Nhóm Tư vấn Tiền tệ Eximbank luôn mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý khách nhằm mục đích làm cho Bản tin Tư vấn Tài chính - Tiền tệ ngày một tốt hơn.

 

Image
icon
iconicon