Image

25/09/2023

BẢN TIN NGÀY 20/04/2021


ĐỒNG USD TIẾP TỤC ĐÀ GIẢM. CÁC TÍN HIỆU TỪ LẠM PHÁT TĂNG TỪ HOA KỲ.

​​​​​​​Theo tờ báo The Economist, mùa xuân 2020 chứng kiến giá tiêu dùng tại Mỹ giảm liên tiếp 3 tháng do tác động của dịch bệnh. Giá thuê nhà lao dốc, khách sạn trống trơn và giá dầu xuống mức âm. Giảm phát và lạm phát lên đầu báo 2 lần: khi chúng xuất hiện và 1 năm sau, khi chúng bóp méo hoàn toàn những so sánh của 12 tháng trước đó. Vào 13/4, giá tiêu dùng tháng 3 được công bố cao hơn 2.6% cùng kỳ năm ngoái, tăng 1.7% so với tháng trước. Lạm phát toàn phần tăng mạnh nhất kể từ tháng 11/2009, do “hiệu ứng mốc tham chiếu thấp” sau khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, sẽ là sai lầm khi cho rằng lạm phát tăng chỉ là 1 trò tính toán. Việc làm trở lại và người tiêm vắc xin bắt đầu tiêu thụ khiến kinh tế Mỹ phục hồi nhanh. Chỉ trong tháng 3 giá cả đã tăng 0.6% so với tháng trước, mạnh nhất kể từ 2012. Dù chủ yếu do giá xăng tăng, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cơ bản (không bao gồm thực phẩm và năng lượng) cũng tăng đến 0.3% (4.1% hàng năm). Giá dịch vụ cũng đã hồi lại: phòng khách sạn đắt hơn tháng trước 4.4%, còn giá thuê nhà ổn định dần trong vài tháng gần đây. Capital Economics, 1 công ty tư vấn, dự báo hiệu ứng mốc tham chiếu thấp kết hợp với kinh tế mở cửa trở lại sẽ đẩy lạm phát tổng lên 4% vào tháng 5.

Cục Dự trữ Liên bang đặt mục tiêu lạm phát 2%, nhưng là với chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) (thường thấp hơn CPI khoảng 0.3%) (đồ thị). Tuy vậy, nếu giá cả tăng với tốc độ như Cục dự báo, như đã tăng vài tháng trước, lạm phát thực sẽ vượt mục tiêu. Bất cứ biến động nào xảy ra sẽ dẫn đến tăng quá mức.

Lạm phát quan trọng do sự khó đoán của nền kinh tế lúc này. Nới lỏng giãn cách xã hội, gói kích thích 1.9 nghìn tỷ đô và sự mềm mỏng bất thường của Cục Dự trữ Liên bang với mô hình chính sách tiền tệ mới đã cùng tạo thành 1 thí nghiệm lạm phát. Mềm mỏng đã trở thành cứng rắn, với những nhà kinh tế như Larry Summers, cựu Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ, và Olivier Blanchard, cựu chuyên gia kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cảnh báo về kinh tế quá nóng. Và với việc chính quyền tổng thống Biden tiếp nối gói kích thích bằng 1 dự luật về cơ sở hạ tầng, kết quả của thí nghiệm này sẽ định nghĩa lại về lượng thâm hụt chấp nhận được.

Cục Dự trữ Liên bang và Nhà Trắng đều mong bất cứ đà tăng lạm phát trong năm nay đều chỉ tạm thời. Các thị trường tài chính thì không chắc chắn như vậy. Họ tính đến cả rủi ro lạm phát cao kéo dài và lãi suất tăng trong năm 2022 - trong khi đó tại cuộc họp gần đây nhất của Cục Dự trữ Liên bang vào tháng 3, lãi suất được dự báo không tăng cho đến 2023. Viễn cảnh này của ngân hàng trung ương đa phần do hiện trạng của thị trường lao động, khi mất tới 8.4 triệu việc làm so với tháng 2/2020, và sẽ còn thấp hơn nữa nếu xu hướng trước dịch Covid tiếp diễn. Chính sự trì trệ này đã giữ cho lạm phát thấp.

Tuy nhiên các mô hình kinh tế liên tục đánh giá thấp tốc độ hồi phục việc làm tại Mỹ. Khảo sát của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Philadelphia vào Quý II/2020 cho thấy tỷ lệ thất nghiệp dự báo sẽ ở mức trung bình 11%, nhưng trên thực tế chỉ 6.8%, sai số lớn nhất đến giờ và cao gấp 3 lần sai số tiếp theo của khảo sát này. Tháng 2 năm nay, tỷ lệ thất nghiệp quý II được dự báo ở mức trung bình 6.1%, nhưng đã giảm dưới con số đó vào tháng 3. Nếu như thị trường lao động tiếp tục vượt kỳ vọng, nền kinh tế sẽ xóa bỏ trì trệ và đẩy cao lạm phát.

Lúc đó Cục Dự trữ Liên bang sẽ phải lựa chọn. Mô hình chính sách mới sẽ tìm cách vượt mục tiêu 2% tạm thời sau suy thoái, để bù lại phần đã mất, nhưng ý nghĩa thực tế của “mục tiêu lạm phát trung bình” này vẫn còn mơ hồ. 1 số bài phát biểu gần đây đề xuất ngân hàng trung ương phải bù cho lạm phát giảm từ mùa xuân. 1 số khác cho rằng chính sách bắt kịp sắp được triển khai vào tháng 8, vì đó là lúc mô hình thay đổi. Nhưng lạm phát vẫn chưa hề giảm kể từ tháng 8, và nếu xu hướng giữ nguyên sau đợt tăng mùa xuân, ngân hàng trung ương bắt buộc phải xác định thứ nào mới là mục tiêu mình muốn.

Chúng tôi xin gởi tới quý độc giả quan điểm giao dịch từ ngân hàng JP Morgan:

  •         Euro - Kelvin Hebburn

Đồng euro cuối cùng đã phá vỡ mức 1.20 vào ngày hôm qua, với động lượng ngắn hạn đang tăng lên đáng kể. Được thúc đẩy bởi đà bán tháo USD trên diện rộng, đồng tiền chung cuối cùng đã bắt kịp sau khi bị tụt lại so với các đồng tiền chính khác vào tuần trước. Tôi vẫn sẽ nói rằng sự tham gia tổng thể của thị trường có vẻ hơi ít trong động thái này, với nhiều người đang chờ đợi lợi suất của Hoa Kỳ thiết lập lại vai trò lãnh đạo trong môi trường tăng trưởng tích cực dẫn đến trái phiếu bị bán ra và cuối cùng tạo ra một “làn gió ngược” cho sự suy yếu của usd. Phải nói rằng trái phiếu chính phủ Đức đang bắt đầu có vẻ thú vị và đã phá qua một số mức hỗ trợ. Nếu điều này được kết hợp với một số dữ liệu ổn định của Châu Âu vào cuối tuần và cuộc họp của ECB trôi qua mà không có điều gì bất ngờ, thì chênh lệch lợi suất, điều đã khiến usd tăng cao hơn trong hầu hết quý 1 có thể sẽ thay đổi và tạo thêm một số động lực cho đà tăng của đồng euro lần này. Tôi tiếp tục giữ vị thế long khi hành động giá vẫn mạnh mẽ và tỷ giá đóng cửa trên 1.20. Hiện tại, tôi kỳ vọng euro sẽ duy trì trên 1.1980/1.2000, với mức kháng cự mạnh hơn ở vùng 1.2100/10, mức cao nhất trong tháng 3 và fibo truy hồi 61.8% so với mức đáy của năm.

  •         GBP - Charlie Cass

Đồng USD vẫn yếu nhưng đồng Bảng Anh là “ngôi sao” sáng nhất trong ngày hôm qua, có vẻ là do làn sóng nhu cầu dai dẳng. Không có lý do phân tích cơ bản nào cho hành động giá ngày hôm qua và tôi không cho rằng đồng Bảng Anh đã bị quá bán vì nhịp suy yếu gần đây phần lớn đến từ các động thái đóng vị thế Long, có lẽ thị trường chỉ đang bắt đầu xây dựng lại vị thế Long đã bị đóng? Công bằng mà nói, các yếu tố cơ bản có ít ảnh hưởng hơn trong tháng này đối với đồng bảng Anh do những kỳ vọng về tính thời vụ, nên có thể một chút động lực là đủ để thu hút thị trường biến động một chiều mạnh mẽ. Các chi nhánh của chúng tôi đã ghi nhận lực mua ròng GBP trong ngày hôm qua với nhu cầu từ các quỹ tiền thật tăng vọt (ngày thứ 4 liên tiếp mua ròng), trong khi các quỹ phòng hộ cũng mua vào đáng kể. Mặt khác, nhu cầu mua EUR/GBP từ các doanh nghiệp cũng gây sức ép lên GBP mặc dù không đáng kể. Chúng tôi vẫn kiên định với quan điểm bearish USD nhưng sẽ chờ Long GBP/USD ở 1.3900/20 nếu có. 1.4000/10 là mức kháng cự tiếp theo với 1.4050 ở trên (0.8670, 0.8735/40 với EUR/GBP), trong khi hỗ trợ hiện nằm ở khoảng 1.3945/50 với 1.3870 bên dưới (0.8580/90, 0.8540/50 với EUR/GBP).

  •          AUD, NZD - James Clark

Biên bản cuộc họp RBA vào sáng nay tiếp tục cho thấy một quyết định sẽ được đưa ra vào cuối năm liên quan đến khả năng gia hạn YCC từ trái phiếu đáo hạn vào ngày 24 tháng 4 sang trái phiếu đáo hạn ngày 24 tháng 11 và tôi nghi ngờ rằng RBA đang cố gắng câu giờ để xem phản ứng của thị trường lao động xung quanh việc ngừng chương trình trợ cấp tiền lương trước khi đưa ra quyết định. Chúng ta sẽ có chỉ số CPI của New Zealand vào tối nay, chúng tôi dự đoán sẽ cao hơn một chút ở mức 0.9% so với thị trường kỳ vọng là 0.8%. RBNZ đang ở trong một tình thế khó khăn, nỗ lực của họ để cắt giảm QE do hạn chế về công suất đã không được thị trường chú ý và thị trường đang không tin những lời nói liên quan cắt giảm lãi suất của họ, với mức tăng 25 bps được thị trường định giá sẽ diễn ra trong 12 tháng tới. Lạm phát sắp tăng cao hơn nhiều trong quý 2 do tác động của việc CPI tụt giảm mạnh vào năm ngoái, lúc đó việc biện minh cho chính sách nới lỏng thậm chí còn trở nên khó khăn hơn. Có vẻ như đây là thời điểm “bây giờ hoặc không bao giờ” để RBNZ cắt giảm QE và hạ thấp đồng NZD, vì vậy dữ liệu CPI tối nay sẽ rất quan trọng để hiểu rằng liệu điều đó có khả thi hay không. Đà bán tháo USD đang dần mạnh lên và tôi thực sự cảm thấy rằng các vị thế long USD đang bị siết trạng thái. Rõ ràng là chúng tôi nhận thấy một sự chuyển dịch rõ ràng của các quỹ tiền thật trong quý này, với việc họ short USD hầu như mỗi ngày trong khi lại là người mua vào hồi quý 1. Trong khi tôi cũng “cùng thuyền” short USD vào lúc này, tôi không thích thể hiện quan điểm này qua các đồng antipodeans do các yếu tố cơ bản trong nước còn khá yếu cũng như nền kinh tế Trung Quốc đang chậm lại. Tôi tiếp tục short các đồng này qua nhóm G10 ngoại trừ USD, JPY và CHF, nhưng phải thừa nhận rằng sự tự tin đang mất dần trong bối cảnh hiện tại. Một đà tăng lên trên 0.7800/20/50 với AUD/USD và 0.7240/70 với NZD/USD có vẻ sẽ không ổn và khiến tôi đánh giá lại chiến lược short, kể cả qua các cặp chéo.

  •          CAD - Kelvin Hebburn

CAD đã kết thúc phiên giao dịch yếu hơn vào ngày hôm qua trong một phiên giao dịch không mấy thanh khoản, nhưng đã phục hồi tốt, khi dầu giao dịch cao hơn song song với sự suy yếu của USD và gói ngân sách, mặc dù phù hợp với kỳ vọng của thị trường, vẫn mang lại triển vọng tăng trưởng. Đề xuất ngân sách dành 100 tỷ đô la Canada trong 3 năm, tuy nhiên khoảng một nửa là nhằm vào năm tài khóa hiện tại. Điều này sẽ cung cấp thêm niềm tin cho BoC rằng sự phục hồi sẽ được duy trì bền vững và đem quan điểm taper quay trở lại với triển vọng mạnh mẽ tại cuộc họp ngày mai. Thị trường đang kỳ vọng BoC giảm lượng mua từ 4 tỷ xuống 3 tỷ với việc nâng cấp triển vọng tăng trưởng của họ, mặc dù có mối lo ngại nhỏ về cách họ nhìn nhận tình hình hiện tại của Covid. Về mặt cân bằng, tuyên bố ngày mai sẽ thiên về phía lạc quan khi dữ liệu tiếp tục vượt xa dự báo của BoC. Bất kỳ sự yếu đuối nào về “taper” và báo cáo triển vọng nên được sử dụng để mở thêm vị thế long CAD, vì thực tế là họ đã bắt đầu quá trình thu hẹp QE là một dấu hiệu rõ ràng về hướng di sắp tới. Tôi sẽ long CAD và chờ mua thêm tại 1.2600/50.

  •          JPY - James Clark

Phiên giao dịch đêm qua khá nhộn nhịp của USD/JPY từ góc độ dòng tiền khi chúng tôi ghi nhận nhu cầu trên thị trường quốc tế và trong nước theo cả 2 chiều. Cặp tiền này tiếp tục bị chi phối bởi lợi suất và xu hướng của USD và trong khi có vẻ như lợi suất đang cố gắng tạo đáy, thị trường có vẻ đang Long USD (từ các quỹ tiền thật và quỹ phòng hộ), hoặc ít nhất là thiếu vắng vị thế Short USD. Tôi kỳ vọng yếu tố đó sẽ chiếm ưu thế trong vài tuần tới, đặc biệt là trước thềm tuần lễ vàng ở Nhật Bản. Các vị thế Long USD/JPY đã vượt qua mọi “bài kiểm tra” trong năm nay nhưng tôi tự hỏi liệu một sự phá vỡ qua khu vực 108 (bao gồm MA 50 ngày) có thể sẽ ép một số vị thế Long phải tháo chạy hay không. Các yếu tố cơ bản trong trung hạn vẫn vững chắc và do đó tôi khuyến nghị buy on dip, nhưng hiện tại tôi sẽ đứng ngoài chờ mức giá tốt hơn.

  •         CHF - Charlie Cass

CHF tăng đáng kể vào đầu ngày hôm qua khi tỷ giá USD/CHF giảm mạnh hơn nhiều so với EUR/USD khi nó bứt phá qua 1.1990/00, rõ ràng bây giờ chúng ta có thể nói rằng USD/CHF đã phá vỡ 0.92. Tuy nhiên EUR/CHF đã bắt đầu phục hồi trở lại vào buổi chiều, vì lý do cụ thể nào tôi không thể cho bạn biết nhưng có vẻ EUR/CHF sẽ bắt đầu biến động nhiều hơn so với EUR/USD so với USD/CHF. Trái phiếu đã không giảm trong ngày hôm qua (lợi suất tăng cao hơn) khiến chúng tôi thêm một ít Long USD/JPY để bù đắp một số rủi ro về USD, theo cách tương tự, chúng tôi sẽ tìm cách thêm vị thế Long EUR/CHF vào danh mục đầu tư nếu PMI vượt dự báo vào thứ Sáu này.

(Các tư vấn trên chỉ mang giá trị tham khảo và có tính thời điểm)

Nhóm Tư vấn Tiền tệ Eximbank luôn mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý khách nhằm mục đích làm cho Bản tin Tư vấn Tài chính - Tiền tệ ngày một tốt hơn. Vui lòng liên hệ Lê Hoàng Nam – 0938001933/ Phòng Kinh Doanh Ngoại Tệ/ Khối KDTT.
Image
icon
iconicon