Image

25/09/2023

BẢN TIN NGÀY 19/04/2021


VỊ THẾ ĐỒNG YÊN NHẬT GẶP KHÓ KHĂN. LỢI SUẤT TRÁI PHIẾU HOA KỲ GIẢM MẠNH.

​​​​​​​Báo cáo thị trường sáng nay cho thấy, các công ty bảo hiểm nhân thọ Nhật Bản đang gặp phải những khó khăn khi họ bắt đầu công bố kế hoạch đầu tư cho năm tài khóa bắt đầu từ tháng này, đứng giữa quyết định xem liệu lợi suất của Hoa Kỳ và/hoặc đồng đô la đã đạt đỉnh chưa. Các chiến lược phòng ngừa rủi ro tiền tệ sắp được đưa ra sẽ là trọng tâm chính đối với các trader, nhưng không dễ dàng để họ có thể tận dụng điều này. Tỷ giá USD/JPY tăng mạnh nhờ lợi suất trong năm nay đang khiến cho việc loại bỏ các vị thế hedging tiền tệ đối với trái phiếu nước ngoài của các công ty bảo hiểm nhân thọ trở nên kém hấp dẫn. Thông thường, họ sẽ đợi đồng Yên bước vào chu kỳ tăng giá bền vững trước khi đóng các vị thế hedging. Do đó chúng ta có thể thấy tình thế tiến thoái lưỡng nan của họ, bởi vì việc giữ nguyên với các vị thế hedges tiền tệ có thể dẫn đến rủi ro thậm chí cao hơn. Nếu lợi suất tăng trở lại và hỗ trợ USD/JPY, những công ty bảo hiểm nhân thọ chưa thực hiện hedging có thể tận hưởng hoàn toàn lợi nhuận từ việc tỷ giá tăng lên và điều đó trên thực tế sẽ bù đắp sự sụt giảm của giá trái phiếu. Các khoản đầu tư đã phòng ngừa sẽ bỏ lỡ lợi nhuận từ đà tăng trên thị trường tiền tệ trong khi vẫn tiếp tục chịu toàn bộ các khoản lỗ trên trái phiếu kho bạc. Theo Chikako Mogi từ Bloomberg: “Nếu các công ty bảo hiểm nhân thọ quyết định giữ lại các vị thế hedge của họ, điều đó có nghĩa là họ mong đợi lợi suất thấp hơn và USD/JPY mạnh hơn? Điều này có vẻ khó xảy ra, vì vậy các trader có thể sẽ muốn tìm ra "dấu vết" của các công ty này, thay vì đưa ra phán quyết vội vàng dựa trên việc họ đang giảm hay giữ lại các vị thế hedge.”

Vàng tăng rất mạnh trong tuần trước tăng 1.81% lên $1,776/oz nhờ sự suy yếu trên diện rộng của đồng dollar và lợi suất TPCP Mỹ. Mặc dù các con số mới nhất của Hoa Kỳ cho thấy nhu cầu của người tiêu dùng đang thúc đẩy sự phục hồi sau đại dịch, điều này không những không giúp USD tăng lên mà còn khiến đồng tiền này bị bán tháo liên tục. Doanh số bán lẻ tháng 3 tăng mạnh nhất trong 10 tháng khi hoạt động kinh doanh được phép mở lại, gia tăng tuyển dụng và một đợt trợ cấp trực tiếp mới đã khuyến khích người dân mua sắm. Các bình luận mang tính dovish của Powell trong bài phát biểu tuần trước cũng góp phần vào đà tăng của kim loại quý, khi tái khẳng định cam kết duy trì chính sách hỗ trợ. Tuần này, mùa báo cáo thu nhập tại Mỹ sẽ là yếu tố được quan tâm nhất, một chỉ báo cho sự phục hồi của khu vực tư nhân sau đại dịch. Tính đến 16h00 sáng ngày 19/04, giá vàng thế giới giao ngay đang được giao dịch quanh mốc $1,787/oz (tăng hơn 0.66% so với mức giá đóng cửa ngày thứ 6)

Chúng tôi xin gởi Quý Độc Giả quan điểm giao dịch từ Ngân Hàng J.P Morgan:

  •          Euro - Kelvin Hebburn

Đồng Euro đã một lần nữa dừng bước trước mức 1,2000 vào thứ Sáu, nhưng nhịp giảm vẫn ở mức nhẹ và giá vẫn nằm trên mức hỗ trợ 1.1930. Đối mặt với bộ dữ liệu kinh tế Mỹ ấn tượng của tuần trước, hành động giá vẫn khá vững chắc do lợi suất TPCP Mỹ không thể đi theo dữ liệu kinh tế này. Rõ ràng khu vực 1.1990/1.2000 này đòng vai trò rất quan trọng nhưng nếu thị trường có thể đóng cửa ở trên, có vẻ như vẫn còn một số dư địa tăng cao hơn nữa. Các mức tiếp theo sẽ là 1.2027 (Fibo 50% của biên độ dao động của năm nay) và 1.2060 (đường trung bình động 100 ngày). Trong khi Mỹ thống trị lịch kinh tế vào tuần trước, thì cuộc họp của ECB vào thứ Năm và số liệu PMI thứ Sáu tuần ở châu Âu sẽ là những sự kiện quan trọng đáng chú ý. Mặc dù không có thay đổi đáng chú ý nào được kỳ vọng từ ECB, nhưng chỉ số PMI sẽ khá quan trọng trong bối cảnh lệnh phong tỏa hiện tại trên khắp châu Âu, vì vậy thị trường có thể sẽ điều chỉnh giảm. Tôi tiếp tục giữ quan điểm bullish và có khả năng sẽ gia tăng vị thế khi EUR/USD đóng cửa phía trên 1.2000 trong tuần này.

  •          GBP - Charlie Cass

Thứ Sáu tuần trước, GBP đã suy yếu trong nửa đầu ngày để rồi đảo chiều tăng mạnh trong nửa sau ngày giao dịch khiến nhiều người phải gãi đầu than khó hiểu (bao gồm cả tôi). Không có nhiều cập nhật mới về tình hìn Covid, trong khi dữ liệu dòng tiền cho thấy rằng GBP bị bán ròng trong ngày thứ Sáu. Câu chuyện về USD tiếp tục trở nên thú vị khi động lực bán của các quỹ tiền thật vẫn ấn tượng và nhất quán (hầu như mỗi ngày kể từ đầu quý II), GBP không được hưởng lợi nhiều trong tháng 4 nhưng các quỹ này đã bắt đầu mua vào trong 3 phiên vừa qua mặc dù rất ít. Hiện tại, quan điểm của chúng tôi vẫn bearish với USD nhưng chúng tôi nghiêng về đồng Euro nhiều hơn, chờ mua GBP/USD ở 1.3800/10 trong ngày. 1.3870 là mức kháng cự tiếp theo ở GBP/USD với 1.3950 phía trên (0.8670, 0.8735/40 với EUR/GBP) trong khi hỗ trợ hiện nằm quanh 1.3800/10 với 1.3745/55 ở phía dưới (0.8620/25, 0.8580/90 với EUR/GBP).

  •          AUD, NZD - James Clark

Một tuần yên tĩnh với lịch kinh tế ở Úc và NZ, vì vậy chúng ta sẽ xem xét các thị trường khác để tìm kiếm yếu tố dẫn dắt AUD và NZD. Đối với tôi, chủ đề thú vị nhất mà tôi thấy ở G10 là về khía cạnh dòng tiền khi các quỹ tiền thật đã xoay vòng từ mua ròng USD hàng ngày trong Q1 sang bán ròng USD trong Q2 và điều đó chắc chắn đã góp phần vào hành động giá bearish của USD. Tôi tự hỏi liệu nó chỉ liên quan đến lợi suất TPCP Mỹ suy yếu hay đây là sự khởi đầu của một thứ gì đó to lớn hơn, tuy nhiên, có vẻ chúng ta nên giữ các vị thế Short USD ở thời điểm hiện tại. Mặc dù vậy, đối với AUD và NZD, tôi tiếp tục khuyến nghị Short 2 đồng tiền này so với các đồng G10 khác ngoại trừ USD, JPY, CHF vì khu vực này sẽ phục hồi chậm chạp hơn châu Âu, NHTW docish và các biện pháp vĩ mô đang được thực hiện để giải quyết tình trạng giá nhà tăng cao. Các mức 0.7800/20/50 ở AUD/USD và 0.7240/70 ở NZD/USD sẽ đáng để theo dõi.

  •         CHF - Charlie Cass

Không có nhiều thay đổi với CHF, USD/CHF dường như đang bám chặt vào ngưỡng 0.92xx trong bối cảnh áp lực bán USD liên tục gia tăng - các chi nhánh của chúng tôi ghi nhận lực bán ròng USD 12 trong số 13 phiên vừa qua - nhưng tôi cảm thấy rằng USD vẫn còn dư địa suy yếu đặc biệt là nếu EUR/USD bứt phá mốc 1.20. Vẫn hạn chế Short USD/CHF giữa bối cảnh bức tranh tăng trưởng toàn cầu và thực sự chúng tôi sẽ quan tâm hơn đến việc Long EUR/CHF nếu chúng ta nhận được những dấu hiệu đáng khích lệ hơn từ châu Âu.

  •          JPY - James Clark

USD/JPY hiện đang vật lộn để tìm ra hướng đi và linh cảm của tôi rằng cặp tiền này sẽ rất khó để tăng lên trong khi trọng tâm thị trường vẫn có vẻ là dịch chuyển dòng tiền sang long EUR/USD. Bây giờ, điều đáng chú ý là lợi suất UST đang cách mức đỉnh trước đó rất xa, lợi suất trái phiếu kho bạc cũng hầu như không phụ thuộc vào thị trường trái phiếu ở những nơi khác, nhưng nếu và khi chúng tiếp tục xu hướng tăng (trường hợp cơ sở của tôi), câu chuyện đối với đồng USD, và đặc biệt là USD/JPY sẽ trở nên hoàn toàn khác. Tuy nhiên, hiện tại, chúng ta đang thấy xu hướng bán ra USD hầu hết mọi ngày từ các quỹ tiền thật với quy mô khá ổn định, đảo ngược so với xu hướng mua ròng USD trong Q1. Buy on dips USD/JPY là chiến lược đúng đắn lúc này thay vì long EUR/USD. Mua ở giá nào tất nhiên là vấn đề quan trọng và 108.00/40 cung cấp một hỗ trợ tốt, nhưng chọn đúng thời điểm cũng là yếu tố quan trọng không kém, đặc biệt, ngoài tuần lễ vàng vào tuần đầu tiên của tháng 5, tôi kỳ vọng dòng tiền chảy ra từ các quỹ nội địa sẽ tăng tốc.

  •          CAD - Kelvin Hebburn

CAD sẽ diễn biến rất thú vị trong tuần này, với tâm điểm là quyết định của ngân hàng Canada vào thứ Tư. Dữ liệu kinh tế đã vượt xa dự báo của BoC, về lý thuyết, chúng ta sẽ thấy một số thông báo liên quan đến việc cắt giảm các chương trình hỗ trợ, mặc dù tình hình Covid đáng lo ngại là rủi ro đối với quan điểm này. Bất kỳ sự chậm trễ nào trong việc triển khai vắc-xin khiến đồng CAD suy yếu, sẽ mờ dần, vì dữ liệu trong nước lạc quan và mối quan hệ chặt chẽ của Canada với Hoa Kỳ, sẽ tiếp tục hỗ trợ đồng Loonie. Với dữ liệu IMM, cho thấy rằng vị thế thị trường đang khá trung lập, đà bán tháo có thể không quá mạnh, nhưng bất kỳ đà tăng nào của USD/CAD lên tới 1.21600/50 đều nên được tận dụng để mở thêm vị thế short.
Image
icon
iconicon