25/09/2023
BẢN TIN NGÀY 18/11/2020
YÊN NHẬT ĐANG TĂNG GIÁ KHI KHẨU VỊ RỦI RO THỊ TRƯỜNG THAY
ĐỔI: MÙA ĐÔNG VÀ YẾU TỐ CHU KỲ DỊCH CÚM MÙA HẰNG NĂM.
Đồng Yên Nhật đang tăng cao khi nhu cầu trú ẩn của các nhà đầu tư gia tăng với các lệnh phong tỏa đang quay trở lại các bang trên toàn nước Mỹ và cả khối Liên Minh Châu Âu đang đem tới những hứa hẹn không mấy sáng sủa cho nền kinh tế Thế Giới trong quý cuối cùng của năm 2020. Với mức giá 104.04 trên 1 đồng USD, đồng tiền này đã lấy lại 2/3 đà giảm của mình sau khi các tin tức tích cực về vắc xin của Pfizer vào tuần trước. Điều đáng lưu ý là đồng Bitcoin, có thể đang được nhiều nhà đầu tư “xếp loại” vào tài sản trú ẩn, cũng đã có mức tăng ấn tượng lên mốc 17,700 đồng BTC/USD. Các đợt sóng lây nhiễm gần đây không chỉ ảnh hưởng tới các đợt phong tỏa mới ở Hoa Kỳ và Châu Âu mà còn lan rộng ra các quốc gia ở Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc. Truyền thông địa phương ở Nhật Bản cho biết số ca lây nhiễm hàng ngày đạt mức kỷ lục ở Tokyo và thành phố đang chuẩn bị nâng tình trạng cảnh báo lên mức cao nhất ở cấp độ 4, truyền thông địa phương cho biết; điều này sẽ liên quan đến việc yêu cầu một số doanh nghiệp rút ngắn giờ làm việc.
Thị trường tiền tệ và chứng khoán toàn cầu đang giao dịch thấp hơn vào thứ Ba do doanh số bán lẻ của Hoa Kỳ yếu hơn. Chi tiêu tiêu dùng được công bố vào tối ngày hôm qua chỉ tăng 0,3% trong tháng 10; so với kỳ vọng tăng 0,5%. Tăng trưởng chi tiêu chậm lại đáng kể từ tháng 9, khi nhu cầu tăng 1,6%. Với số ca lây nhiễm vi rút tăng nhanh và các đợt phong tỏa mới gần đây, doanh số bán lẻ sẽ suy giảm hơn nữa trong hai tháng cuối năm. Không có thêm bất kỳ thông báo nào của Chính Phủ vào ngày hôm qua, tuy nhiên nhiều bang đã thực hiện các bước của riêng mình để hạn chế sự lây lan của vi rút bằng cách cấm tụ tập tại nhà và ra lệnh đóng cửa một số cơ sở kinh doanh. Các công ty công nghệ sinh học đang đạt được tiến bộ vững chắc đối với vắc-xin, nhưng thời gian sớm nhất mà chúng ta có thể mong đợi một loại vắc-xin hiệu quả được phổ biến rộng rãi là vào khoảng đầu năm 2021. Điều đó có nghĩa là sự phục hồi mà chúng ta đã thấy trong quý 3 có thể biến mất hoàn toàn trong quý 4. Như Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell đã cảnh báo ngày hôm nay, sự phục hồi có những rủi ro suy giảm và chậm lại đáng kể trong ngắn hạn. Báo cáo doanh số bán lẻ dự kiến đã giảm tỷ giá USD/JPY trong ngày thứ tư liên tiếp. Trong khi các báo cáo về thị trường nhà ở và giấy phép xây dựng vào hôm nay sẽ cho thấy sự phục hồi nhà ở đang diễn ra, nhu cầu đối với đô la Mỹ có khả năng sẽ tiếp tục chậm lại do lo ngại các hạn chế hơn nữa đối với hoạt động kinh doanh.
Ở Châu Âu, có những dấu hiệu ban đầu cho thấy làn sóng thứ hai đang chậm lại. Các đợt khóa nhằm ngăn chặn dịch bệnh dữ dội trên khắp lục địa đang diễn ra, với các trường hợp vi-rút mới ở Đức, Pháp, Ý, Bỉ và Hà Lan cuối cùng cũng đã được giải quyết. Đối với một số quốc gia, như Bỉ, sự cải thiện rất đáng kể - với báo cáo gần 30.000 trường hợp trong một ngày vào ngày 30 tháng 10 hiện tại số lượng giảm xuống còn khoảng 4.600. Ở Đức, đỉnh cao là trên 23.000 ca nhiễm. Các trường hợp mới hiện đã lên tới gần 10.000. Đây vẫn là những con số cao đáng báo động, nhưng các biện pháp kiểm soát dịch bệnh đang cho thấy sự hiệu quả khi đang đi đúng hướng. Trong suốt thời gian này, đồng Euro đã thể hiệ được sức mạnh, giữ trên mức 1,18 so với đô la Mỹ. Một lập luận cho khả năng phục hồi của đồng Euro là Hoa Kỳ đang đi sau so với khu vực Châu Âu, có nghĩa là các trường hợp ở Hoa Kỳ sẽ vẫn tiếp tục tăng lên trước khi giảm, trong khi các trường hợp ở Châu Âu sẽ tiếp tục giảm từ mức cao nhất của khu vực. Mặc dù điều đó có thể đúng, nhưng tình hình dịch bệnh ở Châu Âu có thể sẽ được kiểm soát tổ hơn do các biện pháp cứng rắn hơn trên toàn quốc được thực hiện và Ngân hàng Trung ương Châu Âu đã đưa ra kế hoạch nới lỏng hơn trong chính sách vào tháng tới rất rõ ràng, trong khi FED chưa đưa ra bất kỳ gợi ý chắc chắn nào về kích thích.
Đồng tiền mạnh nhất vào hôm thứ Ba là đồng bảng Anh. Có một bài báo trên
tờ UK Sun nói về khả năng đạt được một thỏa thuận thương mại giữa Anh và EU vào
tuần tới. Mặc dù có rất ít tiến bộ đạt được trong các cuộc đàm phán Brexit, sự
kiên trì của cả hai bên và sức mạnh tổng thể của đồng bảng Anh là dấu hiệu cho
thấy các nhà đầu tư vẫn tin rằng một thỏa thuận có thể đạt được trước cuối năm
nay. Các nhà đầu tư cũng thích sự lạc quan của Thống đốc Ngân hàng Trung ương
Anh, Andrew Bailey. Ông cho biết tin tức về vắc-xin gần đây là đáng khích lệ và
giúp cải thiện được phần nào sự không chắc chắn cho các doanh nghiệp. Giá tiêu
dùng của Vương quốc Anh dự kiến sẽ được công bố vào thứ Tư và sự gia tăng gần
đây của giá mua sắm cùng với quyết định giữ nguyên dự báo lạm phát của ngân
hàng trung ương cho thấy khả năng tăng giá có thể bất ngờ xảy ra. Cặp tiền đã
lập đỉnh cao nhất trong ngày tại 1.3272, hiện đang được giao dịch tại 1.3259 và
tiếp tục được hỗ trợ tích cực nhờ sự suy yếu của đồng Dollar. Các cuộc đàm phán
thương mại đã được nối lại tại Brussels, tuy nhiên những thông tin tích cực đã
phần nào bị lu mờ khi Anh và EU vẫn chưa đạt được sự thống nhất về các vấn đề
quan trọng. Thủ tướng Ireland Micheal Martin cho biết nền kinh tế Anh vẫn chưa
sẵn sàng đón nhận một Brexit không thỏa thuận.
Trong khi đó, đô la Úc, New Zealand và Canada lại bị
bán tháo so với đồng bạc xanh. Biên bản Ngân hàng Trung Ương Úc cho thấy họ đã
sẵn sàng cung cấp nhiều kích thích hơn, mặc dù ưu tiên của họ là mua trái phiếu
vì ngân hàng không thấy hợp lý với phương pháp giảm lãi suất hơn nữa. New
Zealand báo cáo hoạt động lĩnh vực dịch vụ mạnh mẽ hơn, nhưng với việc cổ phiếu
bị bán tháo, đồng NZD không thể chốt lời. Sau khi dữ liệu nhà ở tại Canada bắt
đầu cho thấy sự tăng trưởng chậm lại thì đã góp phần khiến CAD trượt giá, nhưng
nếu báo cáo giá tiêu dùng vào hôm nay cho thấy áp lực lạm phát vượt quá kỳ
vọng, chúng ta có thể thấy đồng CAD tăng lên mức cao mới.
(Các tư vấn trên chỉ mang giá trị tham khảo và có tính thời điểm)
Nhóm Tư vấn Tiền tệ Eximbank luôn mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý khách nhằm mục đích làm cho Bản tin Tư vấn Tài chính - Tiền tệ ngày một tốt hơn.