Image

18/06/2021

BẢN TIN NGÀY 18/06/2021

ĐỒNG ĐÔ LA MỸ TIẾP TỤC ĐÀ TĂNG SAU CUỘC HỌP CỦA FED. TIÊU ĐIỂM VÀNG

Theo nhà phân tích Kathy Lien, các nhà đầu tư tiếp tục mua đô la Mỹ vào phiên New York hôm qua, bất chấp chỉ số sản xuất của Fed Philadelphia và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp không như kỳ vọng. Thị trường tin rằng những tin tức thất vọng này sẽ giảm dần khi nền kinh tế được cải thiện vì các dự báo kinh tế được nâng cấp của Fed đã mang lại cho mọi người niềm tin rằng sự phục hồi sẽ có động lực. Tuy nhiên, USD/JPY lại giảm sau dữ liệu của Hoa Kỳ. Các đồng tiền chính khác lặng lẽ giảm xuống thấp hơn so với đồng bạc xanh. Đồng đô la Mỹ duy trì lực mua vì Fed đã cho phe "Bò" mọi thứ mà họ cần. Fed thừa nhận rằng đã đến lúc thảo luận về thắt chặt chính sách, họ đưa ra dự báo tăng lãi suất và nâng gần như tất cả các dự phóng kinh tế của mình. Chủ tịch Jerome Powell thừa nhận rằng lạm phát có thể cao hơn và dai dẳng hơn họ dự đoán.

Nhờ các dự báo kinh tế "diều hâu" của Cục Dự trữ Liên bang, triển vọng của đồng đô la Mỹ trở nên rất mạnh. Các nhà đầu tư sẽ tiếp tục bỏ qua cac dữ liệu yếu kém và tập trung hoàn toàn vào các bình luận của ngân hàng trung ương ở Hoa Kỳ và nước ngoài. Thời kỳ im lặng đối với các nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ đã qua và sẽ rất thú vị khi theo dõi sự thay đổi trong giọng điệu của họ. Cổ phiếu bị bán ở mức vừa phải và lợi suất trái phiếu kho bạc giảm vào thứ Năm, các nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ nên cảm thấy thoải mái khi xác nhận rằng các cuộc thảo luận về việc giảm mua tài sản sẽ bắt đầu, điều này sẽ tích cực cho đồng đô la Mỹ.

Các nhà giao dịch nên để mắt đến thị trường chứng khoán. Việc giảm mua tài sản và đẩy nhanh kế hoạch tăng lãi suất là yếu tố sẽ khiến cổ phiếu giảm giá. Đà giảm của S&P 500 đã được hạn chế, nhưng Dow Jones đóng cửa giảm ngày thứ 9 liên tiếp, đây là chuối giảm điểm dài nhất kể từ tháng 3 năm 2017. Thị trường chứng khoán giảm sâu hơn sẽ khiến các cặp chéo JPY chịu áp lực, nhưng lại cộng gộp cho đà tăng của đô la Mỹ.

Nhu cầu đối với đồng bạc xanh hoàn toàn làm lu mờ các báo cáo kinh tế tốt hơn mong đợi từ Australia và New Zealand. Úc báo cáo mức tăng việc làm mạnh nhất kể từ tháng Mười với 115 nghìn người, cao gấp ba lần dự đoán. Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức thấp nhất trước đại dịch với 5.1%. Cả thị trường lao động của Úc và New Zealand hiện đã trở lại mức trước đại dịch. Nền kinh tế New Zealand tăng trưởng 1.6% trong quý đầu tiên, nhanh hơn 3 lần so với dự đoán. Qua từng năm, tăng trưởng GDP tăng nhanh từ -0.8% lên 2.4%. Các báo cáo này lẽ ra phải cực kỳ tích cực đối với AUD và NZD, nhưng chúng là hai trong số các loại tiền tệ hoạt động kém nhất trong ngày.

Đồng tiền yếu nhất là Franc Thụy Sĩ, giảm gần 1% so với đô la Mỹ. Sự phân kỳ chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương ngày càng trở nên quan trọng. Khi Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ họp và xác nhận lãi suất -0.75%, khoảng cách ngày sẽ ngày càng gia tăng giữa các chính sách của Hoa Kỳ và Thụy Sĩ. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản họp vào hôm nay và nhiều người dự kiến ​​họ sẽ giữ nguyên chính sách tiền tệ và định hướng chính sách. Đồng tiền có khả năng phục hồi tốt nhất là bảng Anh. Doanh số bán lẻ sẽ được công bố chiều nay. Giống như dữ liệu lạm phát và việc làm trước đó, báo cáo chiều nay có khả năng tích cực. Các nhà kinh tế đang kỳ vọng tăng trưởng chi tiêu sẽ chậm lại sau đợt tăng mạnh tháng trước, nhưng việc mở cửa trở lại đang diễn ra và thu nhập trung bình hàng giờ tăng mạnh cho thấy nhu cầu bán lẻ tốt tại nước Anh.

Theo Bloomberg, Vàng đã có ngày thứ 5 liên tiếp suy yếu và mức giảm hàng tháng lớn nhất kể từ tháng 7 năm 2013, giảm 6.52%. Mặc dù lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm sụt giảm tới gần 10 píp ttrong ngày hôm qua, nhu cầu nắm giữ USD vẫn tiếp tục tăng lên và tài sản có có tính ngược pha rất cao với USD là vàng bị bán tháo rất mạnh. Kể từ cuộc họp FOMC hôm thứ tư, khi ông Powell cho biết thị trường lao động đang trên con đường hồi phục rất tốt và thể hiện sự lo ngại với lạm phát, vàng đã chính thức gãy "trend" và bước vào xu hướng giảm. Hiện thị trường đang kỳ vọng cuộc họp Jackson Hole vào tháng 8 sẽ là thời điểm để Fed thảo luận về "taper", và khi đó thì kim loại quý sẽ phải đối mặt với những thách thức thậm chí còn lớn hơn lúc này.

Chúng tôi đã chính thức đóng trạng thái EUR/USD chờ đợi các cơ hội tiếp theo của thị trường.

(Các tư vấn trên chỉ mang giá trị tham khảo và có tính thời điểm)

Nhóm Tư vấn Tiền tệ Eximbank luôn mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý khách nhằm mục đích làm cho Bản tin Tư vấn Tài chính - Tiền tệ ngày một tốt hơn.

 

Image
icon
iconicon