25/09/2023
BẢN TIN NGÀY 18/03/2021
FED GIỮ NGUYÊN LÃI SUẤT, NÂNG KỲ VỌNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ,
LẠM PHÁT MỸ - CÁC NỀN KINH TẾ MỚI NỔI Ở CHÂU Á VẪN VỮNG VÀNG KHI LỢI SUẤT TRÁI
PHIẾU CHÍNH PHỦ TĂNG
Kết thúc cuộc họp chính sách trong hai ngày 16 – 17/3, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC), cơ quan lập chính sách của Fed, thông báo giữ nguyên lãi suất ở 0 - 0,25% như dự đoán trên thị trường. Fed giảm lãi suất về 0 - 0,25% từ giữa tháng 3/2020. Lãi suất này được dùng để quyết định lãi cho vay mua nhà, thẻ tín dụng và nhiều khoản vay khác tại Mỹ. Ngoài ra, Fed còn tiếp tục duy trì chương trình mua tài sản ít nhất 120 tỷ USD mỗi tháng.
Fed kỳ vọng tăng trưởng GDP Mỹ năm nay là 6,5% trước khi hạ nhiệt trong những năm kế tiếp, theo dự báo kinh tế hàng quý từ các thành viên FOMC. Đây sẽ là mức tăng trưởng nhanh nhất kể từ năm 1984, khi kinh tế Mỹ tăng trưởng 7,2%, và cao hơn con số 4,2% đưa ra trong cuộc họp hồi tháng 12/2020. Tăng trưởng GDP năm 2022 và 2023 kỳ vọng đạt 3,3% và 2,2% trước khi về mức 2,3% trong dài hạn. Tỷ lệ thất nghiệp năm nay dự báo là 4,5%, thấp hơn dự báo 5% đưa ra cuối năm ngoái. Đà tăng giá hiện tại có thể đẩy lạm phát tại Mỹ chạm 2,4% vào cuối năm trước khi giảm trong năm 2022. Tuy nhiên, chủ tịch Fed Jerome Powell cho rằng như vậy là chưa đủ để Fed thay đổi chính sách hướng đến lạm phát vượt 2% trong một thời gian nếu điều này giúp kinh tế Mỹ tối đa hóa việc làm. Nội dung thông báo sau cuộc họp cho thấy chính sách của Fed sẽ tiếp tục nới lỏng cho đến khi “có tiến triển vững chắc hơn nữa” đến mục tiêu kép là tối đa hóa việc làm và ổn định giá cả.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ duy trì ở mức cao, Trái phiếu kho bạc 10 năm đã chạm mức 1,689% vào thứ tư, đây là mức cao nhất kể từ tháng 1/2020. Sau đó đã giảm xuống sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell khẳng định rằng Ngân hàng trung ương chưa có kế hoạch tăng lãi suất ít nhất trong 2 năm tới.
Theo báo cáo của S&P Global Ratings, việc tăng lợi suất trái phiếu chính phủ sẽ không làm sụt giảm đà tăng trưởng của nền kinh tế châu Á nặng nề như đợt “Taper tantrum” năm 2013 - sự kiện làm tụt dốc mạnh của thị trường chứng khoán và giá trị đồng tiền các nền kinh tế mới nổi. Sự phục hồi kinh tế của các nước châu Á vẫn sẽ vững vàng trước tình hình lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng, miễn là việc tăng này có dấu hiệu đang cải thiện tình hình tăng trưởng chung và giảm phát thay vì gây ra một cú sốc về tiền tệ.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ
đang tăng với kỳ vọng về một sự tăng trưởng kinh tế rõ ràng hơn sẽ thúc đẩy lạm
phát, và châu Á thường là nơi hưởng lợi nhiều nhất từ sự tăng trưởng kinh tế
toàn cầu. Hơn nữa, các điều kiện hiện tại của nền kinh tế châu Á giúp bảo vệ
khu vực này vững vàng hơn so với sự kiện năm 2013. Theo Ratings agency, những
điều kiện này gồm có thặng dư tài khoản hiện tại, lạm phát chung thấp, lãi suất
thực cao hơn và dự trữ ngoại hối cao hơn. Nhiều nước ở châu Á đang thành công
trong việc phòng chống Covid-19, điều này giúp kinh tế các nước trong khu vực
phục hồi nhanh hơn so với các nước châu Âu và Mỹ.
Tuy nhiên, rủi ro vẫn còn tồn đọng. Ông Roache bày
tỏ quan điểm rằng sự phục hồi của châu Á có thể bị đe dọa nếu thị trường cho
rằng Fed đánh giá thấp rủi ro về lạm phát dẫn đến sự tăng nhanh của lợi suất
trái phiếu và đồng Đô la Mỹ tăng giá cùng lúc.
(Các tư vấn trên chỉ mang giá trị tham khảo và có tính thời điểm)
Nhóm Tư vấn Tiền tệ Eximbank luôn mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý khách nhằm mục đích làm cho Bản tin Tư vấn Tài chính - Tiền tệ ngày một tốt hơn.