Image

25/09/2023

BẢN TIN NGÀY 17/03/2020

Ngoại tệ

Biên độ giao dịch

Thông tin thị trường

Hôm trước

Dự báo hôm nay

EUR/USD

1.1084 – 1.1236

1.1090– 1.1190

Giá USD NHNN

23,227

GBP/USD

1.2201 – 1.2422

1.2150 – 1.2300

Giá USD Eximbank

23,170 – 23,190 – 23,300

USD/JPY

0.6078 – 0.6280

0.6000 – 0.6150

Giá vàng Eximbank

4,505,000 – 4,565,000

AUD/USD

1.3730 – 1.4020

1.3900– 1.4020

Giá vàng quốc tế

1,487.45

USD/CAD

105.14 – 107.57

105.80 – 107.50

Giá dầu quốc tế

30.46

 

THỜI KÌ ‘CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT BẰNG KHÔNG" SẼ TÁC ĐỘNG LÊN NGOẠI TỆ NHƯ THẾ NÀO?

 

Kết thúc phiên 16/3, chứng khoán Mỹ tiếp tục chìm trong cơn bán tháo, Dow Jones chứng kiến ngày tồi tệ nhất kể từ ngày "thứ Hai đen tối" năm 1987, bất chấp việc NHTW sẵn sàng thực hiện chiến dịch kích thích tiền tệ lớn để kiềm chế tác động tiêu cực do Covid-19. Cụ thể, Dow Jones mất hơn 2,997.10 điểm, tương đương 12.9%, ở mức 20,188.52 điểm. Ở những phút cuối cùng của phiên, chỉ số này nhanh chóng rớt hơn 3,000 điểm. S&P 500 giảm 12% xuống 2,386.13 điểm - chạm mức thấp nhất kể từ tháng 12/2018. Nasdaq Composite rớt 12.3% còn 6,904.59 điểm, chứng kiến phiên tồi tệ nhất từ trước đến nay.

Các chỉ số lớn rơi xuống mức thấp trong phiên sau khi Tổng thống Donald Trump cho biết thời điểm dịch bệnh bùng phát tồi tệ nhất có thể kéo dài đến tháng 8. Ông cũng cho biết rằng Mỹ có thể đang bước vào thời kỳ suy thoái. Tối ngày 16/3, Fed New York cho biết họ sẽ tiến hành bơm 500 tỷ USD vào thị trường repo qua đêm, cùng với việc Nhà Trắng chuẩn bị kế hoạch giảm thuế cho người tiêu dùng và "giải cứu" ngành hàng không. Những thông tin này đã khiến nhà đầu tư lạc quan hơn phần nào. Tuy nhiên, sự lạc quan đó đã bị "dập tắt" khi ông Trump phát biểu tại một cuộc họp báo về virus corona.

Cùng với đó, các nhà đầu tư cũng xem những động thái mới nhất của các Ngân hàng Trung ương chỉ là "miếng gạc nhỏ" cho vết thương đang chảy máu tồi tệ. Chính phủ trên khắp thế giới đang đóng cửa trường học, nhà hàng và cửa hàng, chuyển sang chế độ phong tỏa hoàn toàn. Điều này sẽ gây tác động lớn đến nền kinh tế, thậm chí tất cả các quốc gia đều rơi vào suy thoái. Các biện pháp chiến tranh được sử dụng khi mà chẳng có chiến tranh thực tế nào xảy ra để thúc đẩy hoạt động công nghiệp. Tất cả các ngành công nghiệp sẽ báo lỗ, nối tiếp với dây chuyền phá sản và thất nghiệp.

Lo ngại rủi ro vẫn hiện hữu, và những đồng hưởng lợi lớn nhất của sự trượt dốc liên tục trong cổ phiếu sẽ là đồng Yên Nhật và Franc Thụy Sĩ. Đối với các loại tiền tệ và cặp chéo khác, cách giá di chuyển sẽ phụ thuộc vào những gì xảy ra tiếp theo với lãi suất.

Hiện tại Canada có lãi suất cao nhất theo sau là Úc. Ngân hàng Canada rất có thể nghỉ ngơi một chút sau hai động thái khẩn cấp trong tháng này. Tuy nhiên, giá dầu đang dưới $30/thùng và Canada sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn từ cú đòn kép ảnh hưởng của COVID-19 và xu hướng giảm giá dầu. Ngân hàng Dự trữ Úc là một trong những ngân hàng đầu tiên hạ lãi suất nhưng mức giảm của họ khá nhỏ. Họ là những người tiếp trong danh sách chuẩn bị nới lỏng, nhưng cũng có thể họ sẽ lựa chọn một động thái giảm 25 điểm cơ bản - điều khá bình thường so với động thái của các Ngân hàng Trung ương khác. Fed không còn dự địa nào để cắt giảm nữa, ECB từ chối hạ lãi suất xuống thấp hơn nhưng nền kinh tế của họ sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất. RBNZ (đã nới lỏng vào Chủ nhật) có thể sẽ giữ lãi suất ở mức hiện tại trong một khoảng thời gian. Họ từ chối lãi suất âm, thay vào đó có thể mua tài sản quy mô lớn nếu cần thêm sự hỗ trợ.

 

Chiến lược giao dịch

Tiền tệ

Trạng thái

Mục tiêu

Dừng lỗ

Mua

Bán

EUR/USD

 

1.1150

1.1090

1.1180

GBP/USD

 

1.2250

1.2150

1.2300

USD/JPY

 

0.6100

0.6030

0.6140

AUD/USD

 

1.4020

1.3950

1.4070

USD/CAD

106.70

 

107.50

106.20

 

(Các tư vấn trên chỉ mang giá trị tham khảo và có tính thời điểm)

Nhóm Tư vấn Tiền tệ Eximbank luôn mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý khách nhằm mục đích làm cho Bản tin Tư vấn Tài chính - Tiền tệ ngày một tốt hơn.

Image
icon
iconicon