Image

25/09/2023

BẢN TIN NGÀY 14/05/2021


TƯƠNG QUAN LẠM PHÁT VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TOÀN CẦU.

Có vẻ Cục Dự trữ Liên bang đang che mắt nhà đầu tư, cho rằng lạm phát chỉ là nhất thời. Nhưng thực tế có thể khiến nhiều người thất vọng. Nhiều người nói về “phần bù rủi ro” khi đầu tư chứng khoán. Khi lạm phát tăng, lợi suất cũng tăng để bù lại cho giá trị bị mất, và khi lợi suất tăng, cổ phiếu ít hấp dẫn hơn. Đây là một vấn đề, nhưng vẫn chưa phải là vấn đề lớn. Vấn đề lớn ở đây là ta đều biết tiền đổ vào chứng khoán đến từ đâu - Cục Dự trữ Liên bang và chính phủ Mỹ. Vấn đề lớn ở đây là Fed. Với việc lạm phát đã trở thành thực tế, sớm muộn gì Fed sẽ kẹt giữa việc phải in tiền để kích thích kinh tế, nhưng lại không thể làm được. Đây là lý do ta nghe Fed nói lạm phát chỉ là tạm thời. Fed cần giới đầu tư tin là không cần phải quan tâm đến lạm phát, và cần thị trường tin rằng Fed có thể và sẽ in thêm tiền. Tuy nhiên, Fed lại đang tự lừa mình. Càng cho rằng lạm phát là tạm thời càng lâu, lạm phát sẽ càng khó kiểm soát vì Fed và chính phủ liên bang vẫn đang in thêm tiền. Fed có thể lừa chính mình nhưng không thể lừa thị trường về những con số đang nói lên tất cả. Lạm phát tăng lên 4.2% đã khiến thị trường phản ứng rất mạnh, tuy nhiên đây mới chỉ là khởi đầu.

Nguy hiểm từ lạm phát là nếu như nó tăng lên 2 chữ số, Fed sẽ phải nâng lãi suất vì thị trường đằng nào cũng sẽ tự đẩy nó lên. Fed sẽ không thể giữ lãi suất thấp mà không đẩy mạnh lạm phát qua phát hành tiền. Tuy nhiên, không chỉ mỗi trái phiếu sẽ lấy đi khả năng kiểm soát lãi suất của Fed, cả thị trường chứng khoán (TTCK) và người tiêu dùng sẽ ép Fed phải xử lý vấn đề lạm phát. Nếu Fed càng trì trệ, lãi suất càng phải chỉnh lên càng cao. Vấn đề này đang thực tế hóa khi TTCK đang cao không tưởng. Lạm phát đang ngày một rõ ràng, thị trường đang mất đi đà tăng. Các nhà đầu tư cho rằng Fed sẽ mất khả năng kiểm soát lãi suất, và bắt đầu nghi ngờ sự tự tin. Tất nhiên, để thị trường sập, đà phải là đi xuống, và điều này sẽ không xảy ra đến khi thị trường chắc chắn là Fed sẽ mất kiểm soát; nhưng nó sẽ từ từ đến và đột ngột tăng tốc như năm 2018. Lạm phát như 1 quả bom hẹn giờ với Fed. Qua mỗi tháng Fed sẽ khó khăn hơn để giữ lấy tư tưởng nó có thể in tiền, bơm vào cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ qua các gói kích thích của chính phủ và giữ lãi suất thấp để bơm tiền vào TTCK qua việc mua lại cổ phiếu doanh nghiệp bằng các khoản vay. Lạm phát sẽ đánh bay số tiền đó. Fed có thể ngăn chặn điều này, nhưng chỉ có thể bằng việc lấy lại tiền và đánh sập thị trường. Lạm phát có sức mạnh đảo ngược thị trường, và khi lo lắng biến sẽ thành hoảng loạn khi con số 4.2% sẽ chỉ là khởi đầu. Lạm phát tiêu diệt sự giàu có, theo Patrick Leary, giám đốc giao dịch tại Incapital. Theo ông, TTCK có thể chấp nhận lạm phát tạm thời, nhưng nếu là lâu dài, nhiều vấn đề sẽ nảy sinh.

Mất đi của cải là 1 phần, nhưng vấn đề lớn hơn là việc mất đi dòng tiền vào thị trường ở quy mô rất lớn. Đây là lý do thị trường tăng khi báo cáo lao động gây thất vọng. Thất nghiệp tăng đã xóa đi lo lắng lạm phát khiến Fed cắt dòng tiền. Thị trường giảm hôm nay là kết quả của lạm phát cao hơn nhiều người dự đoán. Chúng ta không phải đợi Fed thắt chặt để kiểm soát lạm phát, chúng ta chỉ phải đợi các nhà đầu tư tin là Fed phải thắt chặt, dù Fed có cố nói với họ là không.  

Chúng tôi xin gởi tới Quý Độc Giả quan điểm giao dịch từ J.P Morgan:

  •         EUR – Kelvin Hebburn

Ngày hôm qua trôi đi khá yên bình sau những con số lạm phát gây sốc vào thứ tư, hầu hết các thị trường đều đi ngang trong khi cổ phiếu và trái phiếu đã phục hồi khá tốt. PPI cũng tăng cao hơn dự báo nhưng thị trường đã đoán trước điều này. Dựa trên mức độ thay đổi của các loại tài sản khác, thị trường FX nhìn chung dường như đang có độ trễ nhất định, có thể là do các vị thế short USD quá mức đã được xây dựng kể từ thời điểm công bố bảng lương. Như tôi đã nói hôm qua, tôi đã giảm bớt vị thế để chờ đợi thị trường “tiêu hóa” hết tin tức CPI và đánh giá xem liệu Fed có thay đổi lập trường dựa vào chỉ một dữ liệu hay không. Tôi nghi ngờ điều đó nhưng một số thành viên Fed có vẻ lạc quan hơn vào đêm qua và tin tưởng hơn một chút về lạm phát bền bỉ nên hãy thận trọng với bình luận từ các thành viên cấp cao hơn của ủy ban. Về mặt cụ thể, nhìn chung đồng euro không thực sự chịu nhiều thiệt hại trên các cặp tiền và bạn hoàn toàn có thể nắm giữ vị thế nếu đang có quan điểm bullish, vì vậy tôi tiếp tục long EUR nhưng với vị thế nhỏ hơn lúc này.  Việc phá vỡ lên trên 1.2150 sẽ thuyết phục hơn và nếu kháng cự mạnh hơn tại 1,2200 được chinh phục, tôi nghĩ rằng các vị thế sẽ được xây dựng trở lại. Ở bên dưới, 1.1990/1.2000 là hỗ trợ được xác định rất rõ ràng và tôi cho rằng hầu hết mọi người sẽ cắt lỗ nếu tỷ giá phá xuống dưới.

  •          GBP – Matthew Pheasant

Rõ ràng thị trường đang rất tập trung vào các bình luận của NHTW sau khi CPI đạt mức cao lịch sử hôm thứ Tư và trong khi Bailey cho biết các tác nhân gây ra lạm phát sẽ không kéo dài, ông cũng nói rằng ông đang xem xét rất cẩn thận bằng chứng về sự gián đoạn nguồn cung. Sự thận trọng đang len lỏi vào tâm trí các nhà hoạch định chính sách phía bên kia Đại Tây Dương cũng như từ bộ ba phát biểu vào cuối phiên  u tối qua. Mặc dù vậy, thị trường trái phiếu đã phục hồi tốt từ mức thấp của ngày hôm qua trong khi chứng khoán vẫn tăng. Hiện tại, tôi không có niềm tin quá cao vào thị trường và dòng chảy tiền các quỹ tiền thật của chúng tôi đang nhấn mạnh quan điểm này vì xu hướng bán USD nhất quán dường như đang chững lại (mua USD 3 trong 6 phiên gần nhất), như đã đề cập hôm qua, chúng tôi giữ xu hướng bearish nhẹ đối với đồng bạc xanh mặc dù các vị thế long Cable của chúng tôi có mức cắt lỗ ngắn (1.4000/10). Doanh số bán lẻ hôm nay tại Hoa Kỳ sẽ rất thú vị. 1.4000/10 vẫn là hỗ trợ mạnh với 1.3920/30 bên dưới (0.8580/90, 0.8535/45 với EUR/GBP) trong khi mức kháng cự nằm ở 1.4075/80 với 1.4155/65 trên (0.8620/25, 0.8715/20 với EUR/GBP).

  •          AUD, NZD – James Clark

Chúng ta dường như đang ở giữa một sự thay đổi đáng lo ngại trong câu chuyện về đồng USD, ba diễn giả của Fed trong 24 giờ qua (Waller, Bullard, Barkin), không ai trong số đó đặc biệt dovish. USD không bị bán tháo vào chiều hôm qua khi cổ phiếu phục hồi mạnh mẽ và dòng tiền từ các quỹ tiền thật dường như đã thay đổi. Tôi không cho rằng đây là bằng chứng đủ để cho thấy sự thay đổi phối hợp trong các bình luận từ Fed, nhưng giống như tất cả chúng ta, có vẻ Fed hiện đang lo ngại hơn về lạm phát. Một trụ cột chính cho quan điểm bearish USD là các quỹ tiền thật đã bán USD hầu như mỗi ngày trong quý 2, nhưng điều đó dường như đã giảm xuống trong tuần qua. Trên thực tế, dòng tiền đáng lưu ý từ các quỹ này ngày hôm qua là bán AUD/USD. Cũng nên chú ý là quặng sắt đã giảm đáng kể đêm qua. Chúng tôi nghĩ rằng xu hướng short USD sau khi công bố bảng lương hiện đã kết thúc và nếu chúng ta tiếp tục thấy sự thay đổi trong phát biểu của Fed, tôi sẽ có niềm tin mạnh mẽ để long USD, đặc biệt là khi thị trường vẫn đang còn nhiều vị thế short USD. Chúng tôi đã cắt giảm vị thế về trung lập để đứng ngoài quan sát vào lúc này. Dưới đây là các bình luận của quan chức Fed:

BARKIN: Chi tiêu đã phục hồi nhanh hơn thị trường lao động

BARKIN: Hy vọng rằng chúng ta đang trên đà hoàn tất phục hồi

Waller: Lạm phát 4% trong nhiều tháng liền là một mối lo ngại

Bullard: Lạm phát sẽ cao hơn mức 2% khá nhiều

         CAD – Simon Spearing

Macklem đã có bài phát biểu được nhiều người mong đợi vào ngày hôm qua và không không biến động nhiều cho đồng CAD. Khi được hỏi về nhịp tăng gần đây của USD/CAD, ông cho biết giá hàng hóa cao hơn là tốt cho Canada và điều này cho thấy rằng miễn là động thái này phản ánh Điều khoản thương mại, thì không có gì phải lo ngại. Ông đã cảnh báo rằng nếu sức mạnh của đồng CAD không phản ánh "những điều tốt đẹp" cho Canada, thì đó sẽ là điều đáng lo ngại hơn. Phản ứng sau phát biểu khá mờ nhạt, mặc dù USD/CAD đã tăng 50 điểm, nhưng có vẻ là do giá dầu chịu áp lực vào thời điểm đó (giảm 4%). Nhưng Macklem cũng không thực sự “bật đèn xanh” cho thị trường và như tôi đã viết hồi đầu tuần, về mặt kỹ thuật, có vẻ cần phải có một số thời gian tích lũy trước khi CAD có thể tăng cao hơn. Sau một vài tuần rất tích cực, tôi khá trung lập ở đây, nhưng ưu tiên chờ Short USD/CAD ở vùng 1.22.

  •         JPY – Charlie Cass

Có vẻ như chúng ta đang ở trong giai đoạn đầu của sự thay đổi lập trường của Fed, các diễn giả gần đây dường như cảnh giác hơn với mối lo ngại về lạm phát. Đó sẽ là một môi trường rất “bullish” cho lợi suất và USD/JPY nếu câu chuyện này tiếp diễn. Chúng tôi đã thấy nhu cầu từ các quỹ tiền thật địa phương đối với XXX/JPY kể từ tuần lễ vàng và tôi tin rằng Short JPY là vị thế mà thị trường muốn có ở quy mô lớn hơn hiện tại. Một điều đáng chú ý khác là lực bán USD hàng ngày từ các quỹ tiền thật trong quý 2 với chúng tôi dường như đang giảm xuống. Với bối cảnh đó, long USD/JPY (và Short USD ở các cặp khác) có vẻ hợp lý. Hỗ trợ tại 109.00, cần có một sự bứt phá dứt khoát lên trên khu vực 109.50/70 để đà tăng tiếp diễn.

Thị trường biến động trong biên độ lớn phù hợp với các khuyến nghị ít giao dịch của chúng tôi trong tuần vừa qua. Mở trạng thái MUA đối với đồng AUD với các kỳ vọng phục hồi nền kinh tế.

(Các tư vấn trên chỉ mang giá trị tham khảo và có tính thời điểm)

Nhóm Tư vấn Tiền tệ Eximbank luôn mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý khách nhằm mục đích làm cho Bản tin Tư vấn Tài chính - Tiền tệ ngày một tốt hơn. Vui lòng liên hệ Lê Hoàng Nam – 0938001933/ Phòng Kinh Doanh Ngoại Tệ/ Khối KDTT.
Image
icon
iconicon