25/09/2023
BẢN TIN NGÀY 13/10/2020
ĐỒNG ĐÔ LA MỸ TÌM THẤY HỖ TRỢ CỦA MÌNH SAU KHI CHẠM MỐC
THẤP NHẤT 3 TUẦN.
Đồng đô la Mỹ tăng nhẹ trở lại sau khi chạm mốc thấp nhất 3 tuần vào phiên giao dịch hôm thứ 2 – khi các dòng tiền lớn bắt đầu cơ cấu lại danh mục của mình. Cùng với đó các tài sản rủi ro cũng đã bắt đầu giảm khi thị trường đã hết hy vọng một gói cứu trợ kinh tế sớm tới từ chính quyền tổng thống Trump. Nhiều nhà phân tích cho rằng gói cứu trợ sẽ được thông qua sau khi cuộc bầu cử tổng thống có kết quả.
Các động lực then chốt nhất của dòng chảy ngoại hối trong tuần này vẫn sẽ
là các cuộc đàm phán về gói kích thích, vấn đề Brexit và các hạn chế mới liên
quan đến virus tại Châu Âu và Châu Á. Dựa trên các mức tăng liên tục của cổ
phiếu Hoa Kỳ, các nhà giao dịch cổ phiếu hoàn toàn không có bất kỳ động thái lo
lắng nào về khả năng 3 vấn đề nói trên sẽ trở nên tồi tệ. Mặt khác, các nhà
giao dịch tiền tệ trở nên thận trọng hơn với việc cặp tiền tệ USD/JPY giảm
trong 2 ngày giao dịch liên tiếp và các loại tiền beta cao như Euro và Đô la Úc
đã giảm xuống mức thấp hơn. Tuy nhiên, các khoản lỗ lại không đáng kể, điều này
cho thấy rằng các nhà giao dịch ngoại hối vẫn đang cân nhắc các quyết định xem
liệu có nên chốt lời tại thời điểm này và nếu động thái này diễn ra sẽ là đi ngược
lại với sự di chuyển của cổ phiếu. Lý do chính khiến cổ phiếu tăng mạnh là bởi
vì tính cho đến thời điểm hiện tại thì bất kể ai thắng cuộc bầu cử vào ngày 3
tháng 11, thì các nhà đầu tư đều mong đợi một gói kích thích lớn. Hạ viện đã
đồng ý với quan điểm một thỏa thuận càng sớm được đưa ra thì sự phục hồi của
thị trường chứng khoán càng bền bỉ. Tổng thống Trump hy vọng sẽ thúc đẩy cơ hội
tái đắc cử của mình bằng cách cung cấp các biện pháp kích thích nhanh chóng; nhưng
theo Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, đề xuất mới nhất của Nhà Trắng là “hoàn
toàn không phù hợp”. Vì vậy, rất ít khả năng sẽ có thỏa thuận về một gói kích
thích lớn trước ngày 3 tháng 11, nhưng Bộ trưởng Tài chính Mnuchin và Chánh văn
phòng Nhà Trắng Meadows đang hy vọng giành chiến thắng nhanh chóng với một cuộc
bỏ phiếu phê duyệt việc sử dụng các quỹ của Chương trình Bảo vệ Phiếu lương chưa
được khai thác.
Theo các chuyên gia của Bloomberg, “lạm phát kỳ vọng
trong một khoảng thời gian” hiện tại sẽ là nhiệm vụ quan trọng nhất của Ngân
Hàng Trung Ương nước này. Tuy nhiên, có một vấn đề lớn hiện tại đó là các chỉ
báo đo lường lạm phát kỳ vọng dài hạn mà thị trường dựa vào thường đưa ra những
tín hiệu khá mâu thuẫn. Không ai có thể thống nhất cách sử dụng chúng một cách
tối ưu nhất, và thậm chí cả Fed có vẻ như cũng không có ý định để thu hẹp phạm
vi hiện tại với hơn 20 chỉ báo. Tùy vào từng loại chỉ báo, lạm phát kỳ vọng
hiện tại hoàn toàn có thể cao hơn hoặc thấp hơn mức mục tiêu trung bình 2% của
Fed. Kỳ vọng về việc cung tiền trong nền kinh tế tăng đột ngột đã nâng lợi suất
TPCP Mỹ dài hạn tuần qua tăng lên mức đỉnh trong vòng vài tháng trở lại đây,
đẩy đường cong lợi suất tới gần mức dốc nhất trong vòng 4 năm và xuất hiện
những đồn đoán về kịch bản tăng lãi suất trở lại (vì thế nhiều thành viên trong
FOMC cho rằng FED cần dùng những từ ngữ “mạnh hơn” về kịch bản không tăng lãi
suất trở lại ít nhất trong thời gian 2-3 năm tới). Dù cho kỳ vọng trên đã giảm
bớt trong bối cảnh đầy trúc trắc của đàm phán gói kích thích kinh tế mới, việc
xuất hiện trở lại của nó là một lời nhắc nhở kịp thời đối với thị trường về yếu
tố nào đang dẫn dắt kỳ vọng lạm phát lúc này. Brian Sack, người đã cố gắng
thuyết phục Fed tập trung hơn vào đo lường kỳ vọng lạm phát trong tương lai
trong thời gian làm việc tại đây, nói rằng ông kỳ vọng các nhà làm luật sẽ sẵn
sàng tinh giản dần hệ thống các chỉ báo trong vòng 4 đến 5 năm tới. Có một loại
chỉ số FED đã tập trung vào kể từ năm 2000 là thị trường kỳ hạn tương lai, với
việc ưu tiên chỉ báo chênh lệch lợi suất tương lai 5 năm - kỳ vọng về lạm phát
của thị trường tại thời điểm 5 năm tới. Mức chênh lệch trên, sau khi loại bỏ
các nhân tố nhiễu trong ngắn hạn, hiện đang ở mức 1.69% vào đầu tháng 10, và
cũng đang duy trì ở dưới mức 2% trong vòng 2 năm trở lại đây. Các nhà đầu tư và
nhà làm luật sẽ có cái nhìn mới nhất về tình hình lạm phát trong tuần tới khi
các chỉ số giá tiêu dùng và sản xuất được công bố. Một số các quan chức Fed
trong đó có Phó chủ tịch Richard Clarida cũng sẽ dự kiến có bài phát biểu, được
kỳ vọng mang tới những thông tin chi
tiết hơn về quan điểm của Fed đối với lạm phát. Dù vậy, Phố Wall có vẻ như đã lưu
ý tới sự thay đổi chính sách của Fed. Việc áp dụng khuôn khổ chính sách mới về
mục tiêu lạm phát trung bình đã giúp gia tăng lạm phát kỳ vọng trong vài tháng
qua.
(Các tư vấn trên chỉ mang giá trị tham khảo và có tính thời điểm)
Nhóm Tư vấn Tiền tệ Eximbank luôn mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý khách nhằm mục đích làm cho Bản tin Tư vấn Tài chính - Tiền tệ ngày một tốt hơn.