Image

25/09/2023

BẢN TIN NGÀY 12/11/2020


ĐỒNG BẠC XANH GIAO DỊCH TRONG BIÊN ĐỘ HẸP GIỮA CÁC THÔNG TIN TRÁI CHIỀU. CHỦ TỊCH FED BÌNH LUẬN VỀ GIÁ VÀNG.

Đồng đô la vẫn giữ giá vào phiên giao dịch Châu Á vào thứ Năm khi các nhà đầu tư đang kỳ vọng về một loại vắc xin COVID-19 ít có khả năng ngăn chặn cúm mùa bùng nổ ở Châu Âu và Hoa Kỳ khi làn sóng thứ hai của đại dịch gia tăng nhanh chóng. Chỉ số DXY tăng nhẹ 0.1% vào sáng nay và đồng EUR giảm một mức tương ứng; ngoài ra các đồng tiền có mức tăng lớn trong các ngày vừa qua như đồng Úc và đồng NZD đang vào nhịp điều chỉnh của mình sau khi giảm nhẹ 0.3%. Châu Âu đang phải vật lộn với tình trạng số ca lây nhiễm gia tăng nhanh chóng và các đợt phong tỏa toàn quốc mới, góp phần khiến các cố vấn kinh tế của Đức cắt giảm triển vọng tăng trưởng của năm tới. Thành phố New York cũng đã yêu cầu các quán bar và nhà hàng đóng cửa sớm khi số ca nhiễm ở Mỹ đạt mức kỷ lục mới. Thị trường đang chờ đợi những bước dịch chuyển mới với các bài phát biểu của Chủ Tịch Ngân Hàng Trung Ương Hoa Kỳ ông Jerome Poweell, Chủ tịch Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu Chirstine Lagarde và Chủ Tịch Ngân Hàng Trung Ương Anh Quốc ông Andrew Bailey vào cuối ngày hôm nay. Một nhà phân tích cho rằng: “Châu Âu vẫn đang có những yếu tố cơ bản để hồi phục kém hơn Hoa Kỳ vào lúc này. Và sự điều chỉnh của đồng đô la Úc có thể mở ra một xu hướng giảm dài hạn cho đồng này khi thị trường chứng khoán đánh mất đà tăng của mình”.

Chủ tịch Fed Jerome Powell đưa ra quan điểm của mình về cách Vàng được định giá thời điểm này. Giá vàng đã chịu áp lực từ tin tức vắc-xin cũng như lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Hoa Kỳ đang trên đà tăng trở lại, hướng tới bứt phá mốc 1%. Đồng thời, dư địa suy yếu hơn nữa của đồng USD cũng phần nào hỗ trợ giá vàng. Động thái tiếp theo của tài sản trú ẩn này có thể sẽ phản ứng mạnh mẽ theo những phát ngôn của Powell. Chủ tịch Fed sẽ phát biểu tại một cuộc họp trực truyến với ECB, cùng với các quan chức NHTW châu Âu. Kể từ khi Powell bình luận sau cuộc họp FOMC tuần trước, các sự kiện đã diễn ra sôi nổi: Joe Biden giành được chức vụ tổng thống, đại dịch trở nên tồi tệ hơn, vắc-xin của Pfizer khiến các nhà đầu tư hào hứng và quá trình chống lại Covid-19 của Moderna đã đạt được một cột mốc quan trọng để đánh giá hiệu quả. Powell có thể sẽ một lần nữa nhắc nhở các nhà lập pháp Hoa Kỳ về sự cần thiết của một gói kích thích tài khóa mới càng sớm càng tốt. Trên hết, điều quan trọng là liệu Fed có sẵn sàng hành động với một chính sách tiền tệ mạnh tay hơn hay không. Về phía ECB, họ đã cam kết sẽ làm nhiều hơn thế. Theo các chiến lược gia của RBC Capital Markets: “Câu chuyện của vàng vẫn chưa kết thúc. Ngay cả sau những lô hàng vắc xin đầu tiên, vẫn sẽ có những thách thức trong việc phân phối và tiếp nhận, do đó đại dịch có lẽ sẽ không kết thúc ngay sau khi có tin tức về vắc xin này”.

Về vấn đề ông Joe Biden đắc cử tổng thống Hoa Kỳ và các chính sách của ông sau trong thời kỳ nắm quyền, chiến lược gia Rana Foroohar từ báo FT bình luận rằng sẽ có 4 điểm chính đáng chú ý trong thời gian Biden nắm quyền. Nếu có một điều mà ta phải công nhận Donald Trump thể hiện xuất sắc trên cương vị Tổng thống Mỹ, đó chính là ông đã xoay xở để hoàn thành công việc mà không cần phải được Hạ viện (do đảng Dân chủ kiểm soát) đồng thuận. Sau khi nhậm chức và ngồi vào chiếc "ghế nóng" của Nhà Trắng, Tổng thống đắc cử Joe Biden sẽ phải đối mặt với vấn đề tương tự. Thượng Viện dường như vẫn nằm trong tay đảng Cộng hòa. Sau một cuộc bầu cử đầy tranh cãi, đất nước đang bị chia rẽ sâu sắc. Tuy nhiên, tổng thống là người nắm giữ nhiều đặc quyền. Nếu ông Biden có thể tận dụng chúng, ông sẽ có thể đạt được những mục tiêu quan trọng trong kế hoạch của mình, ngay cả khi Đảng Dân chủ không nắm quyền kiểm soát Quốc hội.

                 (1)   Thứ nhất, ông Biden có quyền lực của chính phủ liên bang trong tay mình. Ông Trump đã tìm đủ mọi cách để điều hành bằng lệnh hành pháp và ông Biden cũng có thể làm như vậy. Ông đã công bố kế hoạch triển khai lực lượng đặc nhiệm đối phó với COVID-19 của mình vào thứ Hai vừa rồi và có khả năng sẽ gia nhập lại Hiệp định khí hậu Paris và Tổ chức Y tế Thế giới, đồng thời bãi bỏ lệnh cấm đi lại từ một số quốc gia theo đạo Hồi. Cuộc khủng hoảng COVID-19 là cơ hội đầu tiên để ông Biden có thể bắt đầu cho người Mỹ thấy khẩu hiệu chiến dịch Build Back Better được triển khai trong thực tế. Vẫn còn hàng trăm tỷ USD chưa được chi trong gói kích thích CARES Act, gói đã được thông qua nhằm giúp đất nước đối phó với những ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Số tiền đó sẽ nằm dưới quyền triển khai của ông Biden.

                 (2)   Chi tiêu cho giáo dục nằm ngay vị trí thứ 2. Một phần tiền thu được có thể dùng để giúp các trường học nâng cấp hệ thống giảng dạy trực tuyến trong khi đại dịch vẫn tiếp diễn hoặc tốt hơn nữa là đảm bảo sức khỏe và sự an toàn của họ trong các trường học. Nghiên cứu cho thấy 90% sinh viên từ gia đình có thu nhập cao thường xuyên đăng nhập vào hệ thống giảng dạy trực tuyến, trong khi con số này với sinh viên từ các gia đình có thu nhập thấp chỉ là 60%. McKinsey ước tính rằng trung bình sinh viên Mỹ sẽ mất từ ​​61,000 đến 82,000 USD thu nhập trong cả cuộc đời từ lượng kiến thức mất đi do gián đoạn việc học trong thời kỳ COVID-19. Con số này còn cao hơn đối với người Mỹ da đen và gốc Tây Ban Nha.

                (3)   Cải thiện mối quan hệ với châu Âu sẽ là một động thái hợp lý khác. Một trong những lý do mà công nhân khai thác than hoặc công nhân luyện thép có thể đã bỏ phiếu cho ông Trump thay vì ông Biden là trong khi các công việc trong ngành công nghệ xanh lương chỉ cao hơn một chút so với mức lương trung bình của người Mỹ, thì một số công việc về nhiên liệu hóa thạch trả cao hơn 40% so với mức này. Điều đó thật trớ trêu vì nhiều công ty hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ sạch là các công ty châu Âu. Họ có xu hướng nói về tác động xã hội của doanh nghiệp ở trong nước, nhưng thường không quan tâm đến vấn đề này khi đầu tư ra nước ngoài.

Việc cải thiện quan hệ với các đồng minh ở châu Âu và các nơi khác vào lúc này là việc đơn giản nhưng sẽ đem lại nhiều lợi ích cho nước Mỹ. Họ sẽ đi từ thiết lập các tiêu chuẩn chung về thuế kỹ thuật số và mạng 5G, đưa ra thỏa thuận quyền riêng tư mới giữa Mỹ - EU, cho đến việc đưa ra một cách tiếp cận chung để đối phó với chủ nghĩa tư bản nhà nước tại Trung Quốc, cùng hợp tác để kiềm chế quyền lực của Big Tech (4 công ty công nghệ lớn nhất thế giới - GAAF) và thảo luận lại chính sách cạnh tranh.

(Các tư vấn trên chỉ mang giá trị tham khảo và có tính thời điểm)

Nhóm Tư vấn Tiền tệ Eximbank luôn mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý khách nhằm mục đích làm cho Bản tin Tư vấn Tài chính - Tiền tệ ngày một tốt hơn.
Image
icon
iconicon