Image

25/09/2023

BẢN TIN NGÀY 12/04/2021


                SỰ CHÚ Ý ĐỔ DỒN VÀO CÁC DỮ LIỆU KINH TẾ. CÁC QUỸ VÀNG LẦN ĐẦU TIÊN MUA RÒNG.

                ​​​​​​​Các thị trường đang chờ đợi lạm phát cần dữ liệu để củng cố lập trường và chỉ số CPI của Hoa Kỳ vào ngày mai có thể là chất xúc tác sau khi thị trường trái phiếu đã nhận được nhu cầu khá tốt trong tuần trước - và lợi suất kỳ hạn 10 năm hiện giao dịch quanh mức 1.65%. Điều đó có thể khiến reflation trade bị đình trệ sau khi kỳ vọng lạm phát ổn định và đường cong lợi suất phẳng dần trong tháng qua. Nhưng ngay cả khi áp lực giá được chứng minh là nhất thời, lợi suất tăng cao hơn trong tuần này có thể thúc đẩy đồng bạc xanh và làm chao đảo thị trường chứng khoán - với hơn 95% cổ phiểu trong chỉ số S&P 500 giao dịch trên đường MA 200 ngày. Và nhu cầu của các nhà đầu tư đối với TPCP sẽ là bài kiểm tra đầu tiên với 2 cuộc đấu thấu TPCP trong hôm nay và ngày mai. Đức cũng sẽ tổ chức các cuộc đấu giá trái phiếu khi nhu cầu vẫn ổn định bất chấp tâm lý risk on hiện tại - cũng như những cảnh báo về nợ đã gây áp lực lên TPCP Đức vào tuần trước. Điều này xảy ra giữa bối cảnh các nhà đầu tư tiếp tục xem xét sự phục hồi kinh tế, với mùa báo cáo thu nhập đang củng cố động lượng thị trường. Kỳ vọng lạm phát đang tăng lên, nhưng triển vọng lạm phát vẫn còn yếu - và cần phải nới lỏng hơn nữa để thúc đẩy giá cả, theo thành viên ECB, Panetta.

                Tất nhiên, đằng sau triển vọng tăng trưởng lạc quan là nguy cơ vi rút với số ca nhiễm cao kỷ lục ở Ấn Độ, tác động xấu đến giá dầu thô và châu Âu vẫn trong tình trạng phong tỏa. Trong khi tỷ giá EUR/GBP tăng hơn 2% vào tuần trước, các dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Anh đang phát triển mạnh mẽ cùng với yếu tố chu kỳ thuận lợi có thể khiến các nhà đầu tư chốt lời. Các cửa hàng và quán bar ở Vương quốc Anh được mở lại cũng đang hy vọng có thể thu được lợi nhuận ổn định.

                Vàng đã liên tục chịu sức ép vào năm 2021 khi các nhà đầu tư rời bỏ khỏi các quỹ ETF vàng, nhưng hoạt động của ngân hàng trung ương tăng lên sẽ hỗ trợ kim loại quý trong trung hạn. Hungary đã thông báo mua một lượng lớn vàng, trong khi Ba Lan cho biết đà mua vào của họ sẽ không kết thúc trong một thời gian dài. Các động thái trên đều cho thấy giá trị của vàng với tư cách tài sản dự trữ.

                Với tầm ảnh hưởng của PBOC, các nhà đầu tư muốn biết khi nào Trung Quốc sẽ mua nhiều vàng hơn. PBOC đã không công bố bất kỳ khoản tích lũy nào kể từ đà mua vào năm 2018-2019. Trong khi đó, Nga có thể tiếp tục mua vàng nhờ giá dầu thô hồi phục, sau khi nước này tạm dừng mua một năm trước. Hiện tại, vàng vẫn có vẻ dễ đối mặt với một nhịp giảm xuống dưới 1,700 USD/oz, nếu lợi suất trái phiếu kho bạc còn tiếp tục tăng. Điều đó có thể mở ra một thị trường giá giảm kéo dài đối với giá vàng. Nhưng sự quan tâm của các ngân hàng trung ương đến kim loại quý báo hiệu rằng đà giảm sẽ bị hạn chế.

                Hơn nữa, theo Bloomberg, các quỹ ETF vàng toàn cầu đã mua 42,848 ounces vàng trong phiên giao dịch thứ 6 tuần trước, đẩy tổng lượng bán ròng của năm nay xuống 7.31 triệu ounces. Lượng vàng mua vào tương đương 74.7 triệu USD theo giá giao ngay phiên trước. Tổng số vàng do các quỹ ETF đang nắm giữ đã giảm 6.8% trong năm nay xuống 99.4 triệu ounces. Giá vàng hiện đã giảm 8.1% tính từ đầu năm đến nay xuống $1,741.735/ounce và giảm 0.12% trong ngày. SPDR Gold Shares - quỹ ETF kim loại quý lớn nhất, duy trì mức nắm giữ trong phiên trước. Tổng số 33 triệu ounces vàng của quỹ hiện có giá trị thị trường là 57.5 tỷ USD. Các quỹ ETF đã bán 148,776 ounces bạc trong phiên giao dịch gần đây, đẩy mức mua ròng của năm nay xuống 34 triệu ounces.

                Chúng tôi xin gởi tới quý độc giả quan điểm giao dịch ngoại hối từ Ngân Hàng UOB:

                Chúng ta bắt đầu phiên Á một cách khá trầm lắng, phản ánh sự thờ ơ của thị trường vào thứ Sáu tuần trước - chứng khoán Mỹ tăng nhẹ chậm rãi, trong khi lợi suất TPCP Mỹ đình trệ. Chứng khoán châu Á mở cửa trái chiều trong ngày hôm nay, nhưng hành động giá đối với tôi nói chung vẫn có vẻ ảm đạm. Trên thị trường FX, trong khi USD biến động giật 2 chiều, thì XXX/JPY giảm nhẹ trong ngày, điều này cho thấy các động thái đi xuống còn có thể tiếp diễn. Như đã đề cập vào tuần trước, tôi vẫn nghi ngờ về tâm lý rủi ro tổng thể, khi các ngân hàng/người cho vay đánh giá lại hạn mức tín dụng của họ đối với quỹ đầu cơ lớn, điều này cuối cùng có thể buộc các quỹ đó phải giảm đòn bẩy. Duy trì quan điểm Short XXX/JPY trong tuần này.

                •          EUR/USD mở cửa ở mức 1.1890 và chạm mức cao 1.1900 tại phiên London. New York đã kéo nó xuống mức thấp 1.1867 và sau đó lại đẩy lên đến mức cao 1.1910 trước khi đóng cửa ở mức 1.1896. Hỗ trợ hiện tại là 1.1870/80 tiếp theo là 1.1820/30, và kháng cự tại 1.1910/20 tiếp theo là 1.1960/70.

                •          USD/JPY tôn trọng ngưỡng hỗ trợ quan trọng 109 và khi một số hoạt động chốt lời diễn ra, nó phục hồi lên mức cao 109.96 vào đêm thứ Sáu, ngay gần đường Tenkan-sen trên khung Daily ở mức 109.99. Tôi tiếp tục khuyến nghị Short XXX/JPY trong ngày hôm nay, đặc biệt là thông qua EUR/JPY và NZD/JPY, cảnh giác với khả năng thị trường chứng khoán suy yếu từ việc thắt chặt các điều kiện cho vay của ngân hàng do hậu quả của sự cố Archegos.

                •          AUD/USD vẫn duy trì thái độ không dứt khoát của mình. Nhưng một lần nữa, xu hướng giảm giá vẫn tồn tại miễn là mức 0.7670/80 quan trọng được giữ vững, hỗ trợ tiếp theo 0.7540/50. Dữ liệu việc làm AUD sẽ được công bố vào giữa tuần.

                • USD/SGD giữ nguyên xu hướng bullish và vùng 1.3420s này, vốn đã được giữ vững sau vài phiên tuần trước, lại đang gặp rủi ro vào ngày hôm nay nếu đồng USD tiếp tục tăng. Điều này cho thấy rằng cặp này có thể đã sẵn sàng cho một nhịp tăng cao hơn như tôi vẫn nghĩ. Chờ buy on dip ở 1.3400 vẫn mang đến tỷ lệ risk/reward tốt, đặc biệt là khi tôi cũng đang cảnh giác với khả năng thị trường chứng khoán sụt giảm do các động thái giảm đòn bẩy.

                  (Các tư vấn trên chỉ mang giá trị tham khảo và có tính thời điểm)

                Nhóm Tư vấn Tiền tệ Eximbank luôn mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý khách nhằm mục đích làm cho Bản tin Tư vấn Tài chính - Tiền tệ ngày một tốt hơn. Vui lòng liên hệ Lê Hoàng Nam – 0938001933/ Phòng Kinh Doanh Ngoại Tệ/ Khối KDTT.
                Image
                icon
                iconicon