Image

25/09/2023

BẢN TIN NGÀY 10/09/2020


ĐỒNG EURO ĐƯỢC GIAO DỊCH Ở MỐC CAO HƠN VỚI NIỀM HY VỌNG NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG CHÂU ÂU VẪN TIẾP TỤC HỖ TRỢ NỀN KINH TẾ.

Ngân hàng Trung ương châu Âu đang rất lo lắng về tình hình tăng giá của Euro gần đây. Nhưng để làm yếu đi đồng tiền này, theo các nhà đầu tư, hiện là một bài toán khó cho những nhà hoạch định chính sách.

Đầu năm nay, đại dịch Covid-19 đã rung chuyển thị trường tài chính thế giới. Các quan chức cấp cao của ECB tỏ ra quan ngại về đà tăng của đồng Euro. Đồng tiền này, chỉ một thời gian ngắn trong tuần trước, đã tăng từ 1.06 USD (mức thấp nhất trong tháng 3) lên mức 1.20 USD. Mà việc đồng Euro mạnh khiến việc xuất khẩu trở nên kém cạnh tranh hơn cũng tạo áp lực lên nền kinh tế của khu vực, đồng thời làm giảm giá hàng nhập khẩu – ngay trong lúc khu vực đồng Euro đang bước vào đợt giảm phát đầu tiên trong suốt 4 năm.

Sự tăng giá của đồng Euro dự kiến ​​còn dẫn đến việc ECB cắt giảm giảm lạm phát dự báo trong cuộc họp chính sách vào thứ 5 xuống dưới 2% - nghĩa là thấp hơn lạm phát mục tiêu. Nhưng chính các nhà đầu tư cũng lường trước được chủ tịch ECB, Christine Lagarde và các đồng nghiệp của bà sẽ chẳng thể làm gì nhiều để tác động lên tỷ giá hối đoái. Sức tăng của đồng Euro phần lớn do ảnh hưởng từ việc Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ trong năm nay đã thay đổi nhiều chính sách, cùng với việc thông qua Quỹ phục hồi Covid-19 của Châu Âu (trị giá 750 tỷ Euro) vào tháng 7.

Với sự thay đổi gần đây của Cục Dự trữ Liên bang đối với chiến lược lạm phát, các nhà đầu tư sẽ xem xét liệu ECB có điều chỉnh hướng dẫn chính sách của mình hay không. Lạm phát thấp là một vấn đề lớn hơn ở Châu Âu so với Mỹ, CPI hàng năm của Đức không đổi, ước tính CPI của Khu vực đồng tiền chung Châu Âu là con số âm và lạm phát cơ bản đạt mức thấp kỷ lục 0.4% so với năm ngoái vào tháng 8. Sự sụt giảm này có thể buộc Ngân hàng trung ương phải hạ dự báo lạm phát và cho thấy rằng PEPP trị giá 1.35 nghìn tỷ Euro của họ không phải là mục tiêu cuối cùng. Euro đã tăng trở lại vào thứ Tư do các báo cáo rằng Ngân hàng Trung Ương có thể thể hiện sự tin tưởng hơn vào triển vọng kinh tế của mình, điều này sẽ là mức tham chiếu cho GDP chứ không phải là lạm phát. Sau nhận xét của Nhà kinh tế trưởng Philip Lane của ECB rằng tỷ giá Euro có ý nghĩa quan trọng, chúng tôi mong Lagarde cũng sẽ bày tỏ quan điểm tương tự trong cuộc họp hôm nay. Nếu chúng tôi đúng và ECB giảm dự báo lạm phát và đề xuất thêm nhiều các hoạt động chính sách trong tháng 12, EUR/USD có thể giảm xuống 1.1650. Tuy nhiên, nếu không có sự thay đổi lớn nào, thì cặp EUR /USD có thể quay trở lại với mức trên 1.1850.

Ngoài ra, các nhà giao dịch cũng đang theo dõi và chờ đợi thị trường chứng khoán Hoa Kỳ sau khi mảng công nghệ vọt lên 2.7%; ngày giao dịch tốt nhất của nhóm này kể từ ngày 05/06/2020. Điều này thể hiện tâm lý thị trường đang dần cải thiện sau phiên giao dịch đầy biến động vào hôm thứ 3. Đồng Đô La Úc cũng đang phải chịu áp lực giảm giá trong ngày hôm nay sau khi các ca lây nhiễm đang vọt ở bang lớn nhất nước này. Bên kia bờ biển Tasma, đồng New Zealand tăng giá nhẹ so với mức giá của ngày hôm qua.

Đi cùng với đó, Đô la Canada được giao dịch cao hơn sau thông báo chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Canada (BoC). Đúng như dự đoán, BoC vẫn giữ nguyên lãi suất và cho biết nền kinh tế đang phục hồi như mong đợi. Giống như các ngân hàng trung ương lớn khác, Ngân hàng Canada tin rằng cần có sự điều chỉnh chính sách liên tục vì kỳ vọng về “giai đoạn mở cửa mạnh mẽ này sẽ được theo sau bởi một giai đoạn phục hồi kéo dài và không đồng đều, tất cả sẽ phụ thuộc nhiều vào các hỗ trợ chính sách. Chính sách tiền tệ đang hoạt động để hỗ trợ chi tiêu hộ gia đình và đầu tư kinh doanh bằng các quyết định thúc đẩy việc vay vốn trở nên hợp lý hơn”.

(Các tư vấn trên chỉ mang giá trị tham khảo và có tính thời điểm)

Nhóm Tư vấn Tiền tệ Eximbank luôn mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý khách nhằm mục đích làm cho Bản tin Tư vấn Tài chính - Tiền tệ ngày một tốt hơn.

Image
icon
iconicon