25/09/2023
BẢN TIN NGÀY 09/04/2021
TIẾP TỤC TẬP TRUNG VÀO LẠM PHÁT KHI FED PHÁT RA TÍN HIỆU
“HỖ TRỢ” THỊ TRƯỜNG.
Chỉ số đô la Mỹ (DXY) ít thay đổi khi thị trường phản ánh về biên bản mới nhất của Fed, bài phát biểu sắp tới của Jerome Powell và lợi suất trái phiếu giảm. Nó đang giao dịch ở mức 92,40 đô la, cao hơn một chút so với mức thấp nhất của tuần này là 92,15 đô la.
Các nhà đầu tư đã biết được phần nào những gì sẽ xảy ra với lạm phát tại Mỹ vào tuần tới. Mức tăng bất ngờ của chỉ số giá sản xuất tại Trung Quốc đã làm giảm sút tâm lý thị trường và có khả năng thúc đẩy vào lạm phát toàn phần của Hoa Kỳ. Cho đến khi chất xúc tác tiềm năng đó xảy ra, thị trường đang trong giai đoạn đi ngang - khối lượng giao dịch thấp, hợp đồng tương lai VIX ổn định và đồng đô la bắt đầu được mua vào. Những nhận xét hỗ trợ từ chủ tịch Fed Powell, cảnh báo một lần nữa về sự phục hồi “không đồng đều và không đầy đủ”, được cho là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng liên tục của chứng khoán toàn cầu. Lạm phát đang tới gần, sẽ được phản ánh một phần vào chỉ số PPI của Mỹ ngày hôm nay, chỉ là các thị trường đang chuẩn bị cho các "rủi ro đuôi" (là loại rủi ro khó xảy ra, tuy nhiên lúc xảy ra lại gây ảnh hưởng lớn) sắp tới trong khi Fed tập trung vào sự kết thúc của đại dịch. Và những gợi ý từ việc Fed có thể tăng cường mua TPCP kỳ hạn 20 năm đã gây chú ý vào thứ năm. Nguồn cung nhiều hơn đang ở phía trước, thiết lập cho sự biến động mạnh mẽ vào tuần tới.
Chỉ số sợ hãi trên thị trường chứng khoán đang tỏ ra không mấy lo lắng với VIX giảm xuống mức đáy tháng 2 năm 2020. Tâm lý nhà đầu tư lạc quan ở mức đỉnh năm 2017 và lợi suất ổn định đang giúp hỗ trợ cổ phiếu lúc này. Và thành viên ECB, Isabel Schnabel không lo lắng về mức định giá hiện tại của thị trường chứng khoán, cho rằng chúng “vẫn hợp lý”. Điều này không có gì ngạc nhiên khi tính đến việc lợi suất thực châu Âu EGB đang ở đáy mới và chương trình mua tài sản của ECB.
Sự hỗ trợ liên tục của Ngân hàng Trung Ương Châu Âu là cần thiết khi nhìn vào dữ liệu sản lượng công nghiệp đáng thất vọng của Đức hôm nay, do sự thiếu hụt chất bán dẫn ngày càng trở nên nghiêm trọng. Điều đó có thể gây ra lạm phát, thứ đã xảy ra ở Na Uy, xác nhận Ngân hàng trung ương Na Uy là NHTW trong nhóm G-10 đầu tiên có khả năng nâng lãi suất. Đồng Krone là một trong những đồng mạnh nhất trong G-10 từ đầu năm đến nay - trái ngược với GBP/USD khi cặp tiền đang kiểm tra lại mức 1.37, một chút "gia vị" của những gì sắp xảy ra.
Chúng tôi xin gởi tới quý độc giả quan điểm giao dịch từ ngân hàng thế giới:
EUR – Simon Spearing
Đồng Euro tiếp tục tăng lên mà không thực sự có quá nhiều động lượng. Mức đóng cửa bên trên 1.1900 và trên đường trung bình 200 ngày là điều tích cực đối với phe bò vào đêm qua, nhưng cặp tiền đã giảm xuống thấp hơn một chút vào sáng nay. Các cuộc thảo luận lúc này đều xoay quanh việc liệu sự bứt phá của đồng euro trong tuần này là do hiện tượng đóng bớt các vị thế hay là có điều gì đó quan trọng hơn đang diễn ra, sự phục hồi của Hoa Kỳ đã hoàn toàn được thị trường định giá so với việc nhìn xa hơn sự ảm đạm về tình hình châu Âu hiện nay. Tôi cho rằng điều đó là không rõ ràng nhưng chỉ dựa trên hành động giá cùng với những bình luận rất hỗ trợ từ các quan chức Fed đêm qua, đồng Euro vẫn còn có dư địa tăng tiếp. Với sự thiếu hụt các luồng tin tức quan trọng, có vẻ như sự tham gia thị trường của các nhà đầu tư không đặc biệt cao vào thời điểm này. Trong ngắn hạn, nếu cặp tiền xuống dưới 1.1860 thì động lượng tăng giá sẽ biến mất nhưng nếu tỷ giá giữ bên trên vùng 1.19, tôi kỳ vọng một nhịp tăng qua mức đỉnh của ngày hôm qua lên 1.1970/90.
AUD, NZD, CAD – James Clark
Thị trường đang thể hiện mẫu hình 1 mẫu hình xảy ra hàng ngày trong tuần này, đó là xu hướng mua USD vào phiên Á và bán ra vào phiên London/NY. Chúng tôi nhìn thấy AUD/USD trong phiên Á hôm nay đã bứt phá ngưỡng 0.76 và đang mang trong đầu rất nhiều câu hỏi rằng vì sao các đồng Antipodes lại yếu đến thế. Một phần của lý giải nằm ở việc các đồng này có hệ số beta cao hơn những đồng khác trong nhóm G10, thể hiện qua khả năng bật tăng với tốc độ mạnh mẽ tương tự với khi bị bán tháo (đơn cử lần tăng nóng vào thứ 3 vừa rồi). Nhưng như tôi vẫn đề cập trong thời gian qua, đang có 1 yếu tố xấu đang đẩy các đồng này giảm mạnh ngay trong quý II đó là việc nền kinh tế Úc cùng New Zealand đang gặp khó khăn bởi hạn chế đi lại và đóng cửa biên giới, các công cụ vĩ mô đang kiềm hãm thị trường nhà đất, và NHTW 2 nước này rất “dovish” (RBNZ sẽ họp tuần sau). Tôi không hẳn là bullish với USD vào lúc này, và khi mà phục hồi kinh tế đang tăng tốc trên thế giới, tôi sẽ giữ Short 2 đồng này so với phần còn lại của G10. Nếu tỷ giá AUD/USD và NZD/USD tăng lần lượt lên 0.77 và 0.71 tôi sẽ tăng thêm vị thế Short, ngược lại nếu AUD/USD giảm sâu xuống dưới 0.7560/65 và NZD/USD xuống dưới 0.70 thì đà bán tháo sẽ còn tăng mạnh.
Số liệu việc làm tại Canada sẽ là tâm điểm chú ý hôm nay, khi thị trường kỳ vọng có thêm 100k công việc mới được tạo ra. Dù quan điểm vẫn luôn là long CAD (tôi sẽ mở Long), nhưng tình hình Covid hiện nay tại nước này đang tạo áp lực lên đồng tiền này. Do đó, nếu con số công bố hôm nay không ấn tượng bằng số liệu tháng trước, CAD hẳn sẽ có 1 ngày tồi tệ và thị trường sẽ phải tái đánh giá lại các kịch bản cho cuộc họp BoC sắp tới. Tuy vậy nếu số liệu tích cực, CAD sẽ bật tăng, ít nhất là trên các cặp chéo.
JPY – James Clark
(Các tư vấn trên chỉ mang giá trị tham khảo và có tính thời điểm)
Nhóm Tư vấn Tiền tệ Eximbank luôn mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý khách nhằm mục đích làm cho Bản tin Tư vấn Tài chính - Tiền tệ ngày một tốt hơn.