Image

25/09/2023

BẢN TIN NGÀY 07/04/2021


SỰ CHÚ Ý ĐANG ĐỔ DỒN VÀO CÁN CÂN THƯƠNG MẠI HOA KỲ.

​​​​​​​Thị trường đang có xu hướng biến động mạnh hơn vào những ngày công bố dữ liệu cán cân thương mại của Mỹ trong khoảng 1 năm trở lại đây. Thông tin tích cực hơn kỳ vọng của của dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp cuối tuần trước đã có tác động đáng chú ý tới thị trường trái phiếu, trong khi đó diễn biến thị trường tiền tệ lại có vẻ trầm lắng hơn. Lợi suất trái phiếu tăng chủ yếu đối với các kỳ hạn ngắn, tuy nhiên rất khó để có thể phân tách tác động gây ra bởi yếu tố thanh khoản và thông tin về dữ liệu việc làm. Đương nhiên rằng thị trường thường được kỳ vọng thường sẽ có biến động lớn trong ngày công bố dữ liệu việc làm Non-farm, dù nó có rơi vào ngày nghỉ hay không. Dù vậy, mức biến động trên sẽ là không cố định mà biến động tùy vào từng giai đoạn cụ thể của chu kỳ kinh tế. Biểu đồ dưới đây thể hiện đường trung bình động 1 năm của tỷ lệ giữa biến động của giá các tài sản trong ngày công bố dữ liệu việc làm với mức trung bình 1 tháng trước đó. mức độ biến động của thị trường trái phiếu (TY1) với thông tin về số liệu việc làm là tương đối khiêm tốn trong 1 năm trở lại đây. Đáng chú ý thị trường phán ứng rất nhạy cảm với số liệu việc làm trong giai đoạn thắt chặt chính sách 2004-2006 cũng như giai đoạn 2014-2016.

Cả thị trường chứng khoán và đồng đồng đô-la (DXY) đều không quá nhạy cảm với dữ liệu việc làm trong giai đoạn gần đây. Mặc dù các dữ liệu việc làm thường ít tác động tới các thị trường này hơn so với thị trường trái phiếu, đây vẫn là một diễn biến khá bất ngờ. Trong đó, mức biến động của trái phiếu trong ngày công bố dữ liệu việc làm là cao hơn đáng kể so với mức trung bình. Đáng chú ý đó là trong khoảng 1 năm qua, mức độ nhạy cảm của trái phiếu đối với dữ liệu lạm phát chỉ cao hơn chút so với mức trung bình, trong khi phản ứng của thị trường FX và chứng khoán thậm chí còn trầm lắng hơn mức thường lệ.

Điều này đương nhiên có thể thay đổi trong tương lai, tuy nhiên có một dữ liệu có tác động mạnh hơn mức trung bình đối với tất cả các tài sản ở trên, đó chính là cán cân thương mại. Mặc dù mức biến động trên có thể bị phóng đại bởi việc có 4 lần số liệu cán cân thương mại được công bố cùng ngày với dữ liệu việc làm và một lần ngay sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm ngoái. Tuy vậy, nếu không tính tới sự kiện bầu cử, thị trường vẫn có dấu hiệu nhạy cảm hơn trong những ngày công bố dữ liệu cán cân thương mại, đặc biệt đối với đồng USD và thị trường chứng khoán. Mức độ nhạy cảm của đồng USD đối với dữ liệu cán cân thương mại đã tăng lên trong vài năm trở lại đây và hiện đang ở mức cao nhất kể từ năm 2015. Và việc điều này diễn ra trong bối cảnh thâm hụt của kinh tế Mỹ đối với bên ngoài ngày càng mở rộng có lẽ không chỉ là ngẫu nhiên. Rõ ràng rằng không ai trong chúng ta có thể chiến thắng được các cỗ máy giao dịch tự động hóa trong việc phản ứng với các thông tin dữ liệu kinh tế được công bố. Tuy vậy vẫn sẽ có ích để biết rằng điều gì đang được quan tâm nhiều nhất và có thể kích hoạt phản ứng của thị trường. Và đừng quên rằng số liệu cán cân thương mại Mỹ tháng 2 cũng như biên bản phiên họp tháng 3 của Fed sẽ được công bố vào ngày thứ 4 tuần này.

Chúng tôi xin gởi tới quý độc giả quan điểm giao dịch từ J.P Morgan;

  •         EUR – Simon Spearing

Hôm qua có vẻ là động thái đóng cắt lỗ khi thị trường thiếu động lượng sau số liệu rất tích cực của Hoa Kỳ. Tỷ giá EUR/USD tăng lên trong suốt cả phiên và chúng tôi ghi nhận lực mua khá mạnh từ các quỹ tiền thật, cùng với nhu cầu lớn ở EUR/GBP cũng giúp duy trì hành động giá. Hiện tại chúng ta đang ở một vị trí thú vị khi thị trường nhìn chung vẫn còn ảm đạm nhưng bức tranh cơ bản vẫn không có gì thay đổi khi nền kinh tế Mỹ đang phục hồi mạnh mẽ và chưa có bằng chứng về việc châu Âu thoát khỏi làn sóng COVID thứ 3. Vì vậy tôi nghĩ tỷ giá sẽ đi ngang trong ngắn hạn và yếu tố thúc đẩy tiếp theo sẽ là tin tức từ châu Âu. Trong phiên hôm nay nguồn cung nằm ở trước đường MA 200 ngày tại 1.1890 và ta sẽ chứng kiến động thái đóng vị thế nếu tỷ giá tăng lên trên 1.1900. Vùng hỗ trợ là 1.1840, nơi có lực cung mạnh trên đà tăng vào ngày hôm qua sẽ đóng vai trò là hỗ trợ gần và phe “gấu” sẽ cảm thấy phấn khích hơn nếu tỷ giá quay trở lạị dưới mốc 1.1800.

  •          GBP – Charlie Cass

Hôm qua không có nhiều tin tức quan trọng, và vị thế thị trường trở thành yếu tố quan trọng đối với Pound khi đồng này giảm mạnh so với các đồng G10 khác, theo sau đó là CAD, trong khi thị trường ưu ái lựa chon EUR và JPY giúp các đồng này phục hồi ấn tượng. Tất cả cho thấy 1 ngày giao dịch hỗn loạn. Nếu có ai muốn tìm hiểu lý do, thì yếu tố khởi điểm chính là triển vọng vắc-xin tại châu Âu được công bố đúng vào thời điểm nhiều người cho rằng không còn gì tiêu cực có thể xảy ra với khu vực này nữa. Xu hướng của EUR/GBP khiến tôi “cay mắt”, đặc biệt nếu bạn đọc còn nhớ về nhận định trước đây của tôi về việc phá vỡ hỗ trợ sẽ đẩy EUR/GBP về lại vùng 0.84. Chúng tôi đã giảm vị thế Short khi giá về lại quanh 0.8550m dù đau lòng vào lúc ấy nhưng rõ ràng là cần thiết. Dù hiện tại vị thế đang dẫn dắt xu hướng, chúng tôi vẫn thích Sterling, nhưng sẽ không giao dịch thông qua EUR nữa bởi tôi có cảm giác đã đến giai đoạn châu Âu tăng tốc nếu xét đến tiến trình vắc-xin và việc mở cửa trở lại. Thị trường hiện tại đang hỗn loạn và có vẻ nhu cầu giảm vị thế sẽ ảnh hưởng price action trong vài phiên tới, do đó chúng tôi gần như không giữ nhiều vị thế vào hôm nay. Biên bản họp của Fed sẽ công bố tối nay. 1.3750/60 và 1.3670/75 là hỗ trợ hiện tại (EUR/GBP: 0.8600, 0.8540/50). Kháng cự đang tại 1.3800/10 và 1.3865/70 (EUR/GBP: 0.8630/40, 0.8675/80).

  •          AUD, NZD, CAD – James Clark

Một cú siết trạng thái kiểu mẫu đã xảy ra trên thị trường FX chỉ trong vòng 24H qua, chủ yếu là bởi gần như các đồng G10 đều đi chệch quan điểm của nhiều nhà đầu tư. Xét theo dòng tiền thị trường, chúng tôi ghi nhận làn sóng mua EUR bên ngoài nước Mỹ, nhưng không thấy bất kỳ yếu tố hỗ trợ nào cho đà tăng của các đồng Antipodes, điều này củng cố luận điểm rằng vị thế thị trường đang dẫn dắt xu hướng. Tôi đã Short Antipodes so với rổ các đồng G10 (trừ JPY và CHF) vào hôm qua (một thời điểm không thuận lợi), dựa trên quan điểm yếu tố cơ bản của quý II (có nêu trong các bài trước). Úc và New Zealand vẫn đang chậm chân trong triển khai vắc-xin và biên giới chưa được mở ra, do vậy 2 nước này sẽ không thể bắt kịp tốc độ mở cửa ở những nước khác. Ngoài ra, thị trường nhà đất vốn là mắc xích quan trọng trong sự tăng trưởng của khu vực này trong suốt 1 năm qua, và với việc New Zealand hiện nay sử dụng các biện pháp vĩ mô chặt chẽ sẽ kiềm hãm thị trường nhà, cũng như Úc có thể sớm theo đuổi chính sách tương tự như vậy, sẽ khiến tăng trưởng kinh tế chậm lại. Ngưỡng 0.7560/65 là hỗ trợ quan trọng đối với AUD/USD, còn với NZD/USD là 0.70. Các mức 0.77 và 0.71 là những vùng kháng cự quan trọng cho lần lượt AUD/USD và NZD/USD, và tôi sẽ chờ để gia tăng vị thế short khi tỷ giá tăng lên đến đây.

Tất toán các vị thế long CAD là chủ đề chính của ngày hôm qua, khi các đồng tiền dầu mỏ chịu áp lực (NOK/RUB). Đây có thể là phản ứng trễ đối với quyết định của OPEC + vào tuần trước, mặc dù giá dầu dường như không chịu tác động nhiều. Lý do chính xác nhất cho sự sụt giảm của CAD là những lo ngại xung quanh số ca nhiễm Covid đang gia tăng ở Ontario. Cho đến nay, Canada đã tiêm phòng cho ít hơn 3% dân số và các nhà đầu tư lo ngại rằng BoC sẽ đưa ra một thông điệp ít hawkish hơn trong 2 tuần tới so với dự đoán. Nhưng như tôi đã viết trước đây, Canada sẽ là nước hưởng lợi lớn từ các chính sách hỗ trợ khổng lồ ở Hoa Kỳ và ông Macklem dù sao cũng mong muốn bình thường hóa chính sách tiền tệ, vì vậy tôi xem nhịp giảm này là một sự điều chỉnh lành mạnh. Vẫn cần theo dõi chặt chẽ tình hình Covid, nhưng chúng ta thậm chí có thể có cơ hội mở vị thế short tại 1.2700/50. Dữ liệu thương mại và PMI sẽ được công bố vào chiều nay, với dữ liệu việc làm vào thứ Sáu.

  •         JPY – James Clark

Thị trường hoàn toàn đi “săn” vị thế trong suốt ngày hôm qua, với hầu hết các động thái đi ngược lại với lý lẽ thông thường (NOK/SEK giảm điểm, AUD/CAD tăng, EUR/GBP tăng, và USD/JPY suy yếu). Tôi không nghĩ rằng hiệu suất của USD/JPY quá tồi tệ nếu xét tới việc đây là cặp tiền có vị thế cực đoan nhất trong số những cặp trên và lợi suất đã giảm, vì vậy tỷ giá giảm xuống thấp hơn một chút là điều dễ hiểu. Chủ đề tăng trưởng kinh tế trong quý 2 sẽ dẫn đến tỷ giá USD/JPY cao hơn, vì vậy, hiện tại điều quan trọng là tồn tại qua đợt siết vị thế này. 109.30/50 là mức hỗ trợ cứng và nếu tỷ giá phá xuống dưới mức này chúng tôi sẽ xem xét lại độ bền vững của xu hướng trong thời gian tới và do đó, giảm các vị thế mua, ít nhất là ở thời điểm hiện tại. Mọi thứ sẽ bắt đầu thoải mái hơn khi cặp tiền tăng lên trên vùng 110, với 110.40/50 hiện đóng vai trò như một pivot point, nếu phá vỡ thành công sẽ hướng đến vùng 111.00, 111.70, 112.00/25.

(Các tư vấn trên chỉ mang giá trị tham khảo và có tính thời điểm)

Nhóm Tư vấn Tiền tệ Eximbank luôn mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý khách nhằm mục đích làm cho Bản tin Tư vấn Tài chính - Tiền tệ ngày một tốt hơn.
Image
icon
iconicon