Image

06/07/2023

BẢN TIN NGÀY 06/07/2023

Ngày 06/07/2023

Ngoại tệ

Biên độ giao dịch

Thông tin thị trường

Hôm trước

Dự báo hôm nay

EUR/USD

1,0850 – 1,0907

1,0820 – 1,0870

Giá USD NHNN

23.828

GBP/USD

1,2688 – 1,2735

1,2670 – 1,2720

Giá USD Eximbank

23.500 – 23.580 – 23.890

AUD/USD

0,6653 – 0,6698

0,6620 – 0,6680

Giá vàng Eximbank

6.630.000 – 6.670.000

USD/CAD

1,3218 – 1,3293

1,3270 – 1,3320

Giá vàng quốc tế

1.917

USD/JPY

144,07 – 144.73

143,50 – 145,00

Giá dầu quốc tế

76.32

Lịch công bố sự kiện quan trọng (Giờ Hà Nội)

Thời gian

Đồng tiền

Thông tin Kinh tế

Mức độ quan trọng

Dự báo

Kỳ trước

19h15

USD

Dữ liệu việc làm phi nông nghiệp

5*

226K

278K

19h30

USD

Đơn xin trợ cấp thất nghiệp

5*

247K

239K

19h

USD

Dữ liệu PMI dịch vụ

5*

51.3

50.3

19h

USD

Dữ liệu việc làm mới

5*

9.93M

10.10M

TRONG BIÊN BẢN CUỘC HỌP FED ĐƯỢC CÔNG BỐ VÀO THỨ NĂM, HẦU HẾT CÁC NHÀ HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH ĐỀU ĐƯA RA SỰ ĐỒNG THUẬN TRONG VIỆC LÃI SUẤT SẼ CẦN PHẢI TĂNG CAO HƠN TRONG CÁC PHIÊN HỌP SẮP TỚI
Trong biên bản cuộc họp Fed vào tháng trước, gần như tất cả các nhà hoạch định chính sách đều đi đến sự đồng thuận về việc giữ nguyên mức lãi suất trong kỳ họp lần này để có thêm thời gian và dữ liệu để đánh giá sức khỏe của nền kinh tế hiện tại. Quan trọng hơn cả là sự đồng thuận cũng diễn ra với ý kiến rằng lãi suất sẽ cần phải tăng thêm nữa trong tương lai. Theo công cụ CME FedWatch, thị trường đang kỳ vọng 85% khả năng Cục Dự trữ Liên bang sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản vào cuộc họp tháng 7 và 50% khả năng sẽ tăng lãi suất một lần nữa vào tháng 11.
Biên bản cuộc họp Fed vừa qua đã hỗ trợ cho đồng đô la Mỹ, đồng thời lại gây áp lực cho các đồng tiền khu vực châu Á vốn nhiều rủi ro. Ngoài ra, đồng tiền tại khu vực Châu Á cũng chịu áp lực khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đối tác thương mại hàng đầu của các quốc gia trong khu vực là Trung Quốc cho thấy sự yếu kém trong hồi phục sau đại dịch và căng thẳng thương mại gia tăng.
Đồng nhân dân tệ được giao dịch quanh mức thấp nhất trong vòng 8 tháng vừa qua khi nền kinh tế phục hồi không đồng đều giữa các ngành nghề, đặc biệt sự yếu kém đến từ lĩnh vực xuất khẩu khi cầu trong nước và thế giới tương đối yếu. Hiện tại thị trường đang e ngại về căng thẳng thương mại gia tăng khi Chính phủ Trung Quốc đã chặn các kênh xuất khẩu chip điện tử sang Mỹ, hành động này đã làm tăng thêm căng thẳng giữa hai nước và dấy lên lo ngại về các hành động trừng phạt đến từ phía Mỹ. Căng thẳng leo thang giữa hai quốc gia có thể dẫn đến gián đoạn thương mại, chuỗi cung ứng toàn cầu, qua đó có thể làm chi phí tăng cao, tạo áp lực thêm cho lạm phát.
Đồng yên Nhật phục hồi 0.3% vào phiên giao dịch ngày thứ Năm khi các nhà giao dịch trên thị trường kỳ vọng về sự can thiệp của chính phủ vào thị trường tiền tệ. Sự suy yếu của đồng Yên Nhật diễn ra trong bối cảnh sự lệch pha chính sách giữa Ngân hàng Trung ương Nhật Bản khi vẫn giữ nguyên chính sách tiền tệ cực kỳ nới lỏng để hỗ trợ nền kinh tế khi các quốc gia khác vẫn trong chu kỳ tăng lãi suất để đối phó với tình trạng lạm phát dai dẳng. Trong bối cảnh suy yếu của đồng Yên, một số bộ trưởng hàng đầu của Nhật Bản đã đưa ra một số cảnh báo về sự lệch pha chính sách này, các tuyên bố của các bộ trưởng đã giúp hỗ trợ đồng yên trong thời gian vừa qua.

Chiến lược giao dịch

Tiền tệ

Trạng thái

Mục tiêu

Dừng lỗ

Mua

Bán

EUR/USD

 

 

 

 

GBP/USD

 

 

 

 

AUD/USD

 

 

 

 

USD/CAD

 

 

 

 

USD/JPY

 

 

 

 

(Các tư vấn trên chỉ mang giá trị tham khảo và có tính thời điểm)
Nhóm Tư vấn Tiền tệ Eximbank luôn mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý khách nhằm mục đích làm cho Bản tin Tư vấn Tài chính - Tiền tệ ngày một tốt hơn. Vui lòng liên hệ Lê Hoàng Nam – 0938001993 – P. KDTT – K. KDTT.

Image
icon
iconicon