Image

25/09/2023

BẢN TIN NGÀY 06/05/2021


            TỪ BÌNH LUẬN CỦA BÀ YELLEN: CÁC NHÀ GIAO DỊCH CÓ THỂ THẤY GÌ KHI FED CẮT GIẢM CÁC GÓI CỨU TRỢ.

            Theo FXStreet, một bình luận thiếu sáng suốt từ cựu chủ tịch Fed đã cho các thị trường "nếm thử chút gia vị" của những gì sắp tới khi Mỹ bắt đầu cắt giảm QE và tăng lãi suất. Mặc dù Yellen sau đó đã đính chính bình luận của mình, nhưng đây rõ ràng là một bản xem trước của điều không thể tránh khỏi. Chỉ số ISM PMI dịch vụ của Mỹ cũng diễn biến tương tự như chỉ số sản xuất, không thể đạt dự báo ​​(62.7 so với 64.1) nhưng chỉ số giá dịch vụ lại tăng cao hơn. Cuộc khảo sát của ADP về khu vực tư nhân cũng không đạt kỳ vọng với 742 nghìn so với mức dự báo 850 nghìn từ 565 nghìn trước đó. Trong một tình tiết kỳ lạ về một cựu quan chức Fed đưa ra bình luận không mấy minh mẫn, Janet Yellen cho biết hôm thứ Ba rằng lãi suất có thể phải tăng để giữ cho nền kinh tế không quá nóng. Với tư cách là Bộ trưởng Tài chính đương nhiệm và cựu chủ tịch Fed, bình luận đó có sức nặng và nó khiến các tài sản rủi ro quay cuồng và đồng đô la Mỹ tăng cao hơn.

            Yellen sau đó đã làm rõ những tuyên bố lạm phát của mình, nói rằng “đó không phải là điều mà tôi đang dự đoán hoặc khuyến nghị… Nếu bất kỳ ai đánh giá cao sự độc lập của Cục Dự trữ Liên bang, tôi nghĩ người đó là tôi”. Những tác động từ bình luận của bà sau đó đã giảm bớt trong ngày. Bối cảnh các bình luận của bà là chi tiêu sẽ tăng và chi phí đi vay cao hơn là một tác dụng phụ nhưng cách diễn đạt của bà không mấy phù hợp, đặc biệt là từ một cựu chủ tịch Fed, người phải thận trọng với lời nói của mình. Powell chắc chắn hiểu rằng ông sắp bước vào một bãi mìn. Thời điểm có xác suất cao nhất để các quan chức bắt đầu nói về cắt giảm hỗ trợ là cuộc họp Jackson Hole vào tháng 8. Tuy nhiên, chúng ta chỉ có thể kỳ vọng rất ít thông tin từ các Chủ tịch Fed và có lẽ là một thống đốc báo hiệu điều đó trước khi nó xảy ra. Điều khó khăn là việc ra hiệu "tapering" (cắt giảm) chỉ là bước đầu tiên; khoảng thời gian trễ trước khi thực hiện là rất quan trọng. Sau đó, thách thức sẽ là tăng lãi suất. Tất nhiên, Fed đã phác thảo một kế hoạch sơ bộ thông qua biểu đồ hình chấm (công cụ của FED) và thông qua những bình luận của họ nhưng hiếm khi trong lịch sử các kế hoạch này hoạt động hiệu quả. Các yếu tố bất ngờ thường xuất hiện và rất khó để dự báo chính xác. Chỉ số hàng hóa Bloomberg đạt mức cao nhất kể từ năm 2011 vào thứ Ba và cuộc thảo luận về lạm phát vẫn không ngừng. Dự kiến ​​sẽ có nhiều sự cố khác như chúng ta đã thấy vào thứ Ba trong những tháng tới và một số trường hợp khác nghiêm trọng hơn nhiều.

            Thị trường Châu Á cũng đang biến động lớn khi căng thẳng Trung Quốc – Úc ngày càng lên cao. Những sóng gió đang mạnh lên đối với các tài sản rủi ro ở châu Á, bất chấp sự trở lại mạnh mẽ của chứng khoán Nhật Bản sau kỳ nghỉ Tuần lễ Vàng. Thông báo của Trung Quốc rằng nhà hoạch định hàng đầu của họ đang đình chỉ đối thoại với Australia, nhấn mạnh mối lo ngại rằng thời kỳ hậu Trump sẽ thực sự chứng kiến ​​sự gia tăng căng thẳng giữa Trung Quốc và một loạt đối tác thương mại.  Giá than và quặng sắt đang tăng vọt ở Trung Quốc do lo lắng về những gì mà cuộc đấu tranh ngoại giao có thể gây hưởng lên thương mại. Cổ phiếu của Trung Quốc đã giảm, trong đó cổ phiếu dược phẩm dẫn đầu đà giảm sau khi có tin Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ từ bỏ các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với vắc xin Covid-19.Tâm lý rủi ro trong toàn khu vực cũng có vẻ dễ bị tổn thương do tình trạng tín dụng Trung Quốc tiếp tục căng thẳng, khả năng lạm phát của Hoa Kỳ sẽ làm tăng lợi suất trái phiếu kho bạc và USD. Rủi ro đại dịch cũng đeo bám khu vực - Sydney vừa tài công bố một số hạn chế, Nhật Bản đang có kế hoạch mở rộng các biện pháp khẩn cấp và tình hình của Ấn Độ vẫn còn tồi tệ. Chứng khoán châu Á sẽ kéo dài tình trạng yếu ớt ngay cả trước khi cuộc tranh cãi nảy lửa giữa Trung Quốc và Australia nóng lên thêm.

            Chúng tôi xin gởi Quý Độc Giả quan điểm giao dịch từ Ngân Hàng UOB:

            Cho đến nay, tháng 5 vẫn chưa xuất hiện một cú nổ lớn nào, mặc dù điều này có thể thay đổi khi Nhật Bản và Trung Quốc cuối cùng đã quay trở lại sau một thời gian dài nghỉ lễ. Cổ phiếu đang giao dịch trái chiều - hoạt động kém hiệu quả gần đây của lĩnh vực công nghệ được bù đắp bởi một mùa thu nhập mạnh mẽ cho các lĩnh vực còn lại. Thị trường tiền tệ cũng diễn biến xáo trộn,  USD tiếp tục chưa thể tìm ra xu hướng cụ thể. Những bình luận ngày trước của Yellen về việc cần tăng lãi suất đã giúp USD tăng giá trong giây lát, nhưng một lần nữa không nhận được nhiều lực kéo khi lợi suất UST giảm xuống thấp hơn. Các đồng tiền hàng hóa đã phục hồi trong tuần này, dẫn đầu với USD/CAD khi chạm mức thấp nhất trong năm. Về mặt kỹ thuật, cả AUD và NZD cũng đang xây dựng cơ sở cho một động thái cao hơn theo quan điểm của tôi, trong khi các cặp chéo và biến động ngụ ý trong ngắn hạn vẫn giảm cho thấy sự bình tĩnh của thị trường. Do đó, tôi nghĩ rằng chiến lược trong tuần này là lạc quan một cách thận trọng do tính mùa vụ nổi tiếng của tháng 5 và xây dựng lại vị thế short USD qua các đồng tiền Hàng Hóa và long AUD/JPY nói chung.

            •          EUR/USD - EUR/USD mở cửa ở mức 1.1999 và chạm mức đáy 1.1986 tại phiên London. Sau đó, nó tăng lên mức đỉnh tại 1.2019 và các trader New York đã bán cặp tiền xuống 1.1992 trước khi đóng cửa ở mức 1.2003. Hỗ trợ hiện tại là 1.1980-90, tiếp theo là 1.1940-50 và kháng cự tại 1.2020-30, tiếp theo là 1.2060-70.

            •          USD/JPY - USD/JPY hầu như không biến động trong tuần này khi chủ yếu giữ trên mức 109. Tôi không có quan điểm chắc chắn nào vào lúc này khi cặp tiền có khả năng bị giằng co giữa sự suy yếu của USD và nhu cầu mua các cặp chéo XX/JPY trong bối cảnh môi trường rủi ro ổn định. Về mặt kỹ thuật, nó cũng tiếp tục giữ trên đường 200 tuần cũng như Kijun-sen khung ngày, điều này mang tính xây dựng. Mây kumo khung daily hiện ở mức 109.05 vẫn là hỗ trợ, một mức đóng cửa bên dưới có thể thay đổi quan điểm trung lập hiện tại.

            •       AUD/USD - AUD tiếp tục dao động trong biên độ 0.77-0.78, với các yếu tố kỹ thuật khung daily vẫn cho xu hướng tăng nhẹ miễn là nó duy trì trên đường MA 50 ngày ở mức 0.7707. Tuy nhiên, triển vọng kỹ thuật mang tính xây dựng của đồng tiền này lại mâu thuẫn với sự yếu đi gần đây của dữ liệu trong nước về thương mại và việc làm.

            (Các tư vấn trên chỉ mang giá trị tham khảo và có tính thời điểm)

            Nhóm Tư vấn Tiền tệ Eximbank luôn mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý khách nhằm mục đích làm cho Bản tin Tư vấn Tài chính - Tiền tệ ngày một tốt hơn. Vui lòng liên hệ Lê Hoàng Nam – 0938001933/ Phòng Kinh Doanh Ngoại Tệ/ Khối KDTT.



            Image
            icon
            iconicon