Image

25/09/2023

BẢN TIN NGÀY 05/04/2021


DỰ TRỮ USD GIẢM DẦN KHIẾN THỊ TRƯỜNG NGHI NGỜ VỀ TÍNH TRÚ ẨN CỦA ĐỒNG TIỀN NÀY. NHỮNG CHUYỂN ĐỘNG ĐÁNG CHÚ Ý CỦA CÁC NGÂN HÀNG TRÊN THẾ GIỚI.

​​​​​​​Tỷ lệ nắm giữ Dollar tại các ngân hàng trung ương tiếp tục giảm dần, điều này có thể báo hiệu sự kết thúc của việc USD được coi là đồng tiền trú ẩn. Tỷ lệ dự trữ giảm từ 60.7% xuống 59% trong năm 2020, mặc dù phần lớn sự sụt giảm là do đồng tiền này suy yếu. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là tỷ trọng USD giảm trong năm qua phần lớn là do tác động của sức mạnh USD suy yếu. Vì vậy, đối với các mục đích giao dịch ngắn hạn, nhiệm vụ khó khăn là phải quyết định mức độ mà các ngân hàng trung ương chủ động muốn năm giữ USD là bao nhiêu và bao nhiêu là do tác động của sức mạnh đồng USD. Ở một khía cạnh khác, đồng tiền hưởng lợi lớn nhất là đồng Nhân dân tệ, với mức tăng ròng 2.3%. Đồng tiền Trung Quốc sẽ tiếp tục mạnh lên bao nhiêu trong tương lai phụ thuộc vào quá trình quốc tế hóa của đồng Nhân dân tệ. Trong ngắn hạn, sự kháng cự đối với đà tăng giá cho thấy tiến độ này sẽ chậm lại.

Sau cuộc họp chính sách tháng 3/2021, Fed đã để lại 2 thông điệp quan trọng cho nhà đầu tư: Họ không quá lo ngại về đà tăng của lợi suất trái phiếu, đồng thời sẵn lòng cho phép nền kinh tế tăng trưởng nóng để bù đắp cho khoảng thời gian tồi tệ giữa dịch Covid-19. Powell nhấn mạnh, ông chỉ xem xét lạm phát thực tế thay vì lo ngại về dự báo lạm phát, đồng thời nói rõ sự phấn khích trên thị trường chứng khoán hay đà tăng của lợi suất trái phiếu sẽ không làm ông cảm thấy phiền lòng. Thay vì lo ngại về lạm phát, Fed dường như tập trung vào mục tiêu toàn dụng nhân công nhiều hơn. NHTW Mỹ cho biết sẽ giữ chính sách ở chế độ nới lỏng cho tới khi thị trường lao động không chỉ tăng trưởng mạnh mẽ mà còn phải dàn đều lợi ích cho người dân Mỹ.

Trong tuyên bố chính sách tiền tệ công bố vào ngày 19/03, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã bỏ mục tiêu chi 6 ngàn tỷ Yên (55 tỷ USD) mỗi năm cho việc mua chứng chỉ quỹ ETF, nhưng vẫn giữ trần ở mức 12 ngàn tỷ Yên. Đồng thời, NHTW phát tín hiệu rằng họ chỉ can thiệp vào thị trường khi nào cần thiết. Bên cạnh đó, NHTW Nhật Bản cũng tăng phạm vi dao động lên +/-0.25%, thay vì +/-0.2%. Những điều chỉnh trên nhằm để giảm bớt tác dụng phụ của chính sách tiền tệ siêu nới lỏng, chẳng hạn như sự bóp méo trên thị trường chứng khoán và áp lực lên nguồn thu của ngân hàng, đồng thời hướng tới sự bền vững hơn trong dài hạn đối với chính sách tiền tệ nới lỏng.

Nhiều quốc gia nâng lãi suất và dự báo sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Ngày 19/03, NHTW Nga quyết định nâng lãi suất 25 điểm cơ bản lên 4.5% giữa lúc lạm phát tăng vượt mục tiêu của NHTW và xuất hiện nhiều rủi ro địa chính trị, đồng thời báo hiệu sẽ có thêm đợt nâng lãi suất trong thời gian tới. Trước đó, NHTW Brazil cũng thực hiện đợt nâng lãi suất đầu tiên trong gần 6 năm qua, nâng 75 điểm cơ bản lên 2.75%, và cũng báo hiệu sẽ nâng thêm vào tháng 5/2021. Tương tự, NHTW Thổ Nhĩ Kỳ nâng lãi suất thêm 200 điểm cơ bản lên gần 19%, với mục tiêu kìm hãm lạm phát cao ngất ngưỡng. Tính từ tháng 11/2020 tới nay, Thổ Nhĩ Kỳ đã nâng lãi suất tổng cộng 875 điểm cơ bản.

Image
icon
iconicon