Image

25/09/2023

BẢN TIN NGÀY 03/11/2021

ĐỒNG ĐÔ LA GIẢM, ĐỒNG YÊN VẪN GIẢM KHI GIÁ NHẬP KHẨU TĂNG CAO, LÃI SUẤT THẤP

Đồng USD đã giảm vào sáng thứ Sáu ở châu Á và đồng yên Nhật đang hướng đến tuần tồi tệ nhất trong hai năm. Chi phí nhập khẩu tăng và lãi suất thấp đã góp phần vào xu hướng giảm của đồng yên, nhưng các đồng tiền hàng hóa đã đang hướng đến tuần tăng thứ hai liên tiếp so với đồng đô la khi giá xuất khẩu tiếp tục tăng cao. Chỉ số DXY - theo dõi đồng bạc xanh so với rổ tiền tệ khác đã giảm 0,36% xuống 98,41 vào lúc 12h00 GMT+7. Những lo ngại rằng chi phí năng lượng và lương thực tăng cao do Nga tấn công Ukraine vào ngày 24 tháng 2 có thể gây tổn hại cho nền kinh tế châu Âu tiếp tục diễn ra. Đồng euro đã giảm hơn một chút trong suốt tuần và hiện ở mức 1.1005 đô la. Úc, một nước xuất khẩu cả năng lượng và thực phẩm, là một trong những người hưởng lợi từ việc chi phí gia tăng và đồng Úc đã ghi nhận mức tăng hàng tuần thứ hai liên tiếp hơn 1%.

Tuy nhiên, đồng yên đã giảm 2,6% so với đồng đô la trong tuần, vượt qua mốc 120 và đang kiểm tra mức kháng cự xung quanh 123,70. Nó đã mất gần 6% từ tháng 3 năm 2022 cho đến nay và giảm khoảng 8% so với đồng đô la Úc trong tám phiên. Sự sụt giảm mới nhất được kích hoạt bởi những bình luận mang tính thắt chặt từ Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ Jerome Powell vào đầu tuần cũng đã thúc đẩy lợi suất của Hoa Kỳ tăng vọt. Về phần mình, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) vẫn giữ thái độ ôn hòa hơn Fed, nhưng một số nhà đầu tư cảnh báo rằng, ở mức thấp nhất trong sáu năm, đồng yên vẫn có thể tiếp tục giảm. "Một điều cần chú ý đối với tỷ giá đô la/yên là sự phản đối từ các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản", nhà kinh doanh kiêm chủ tịch Spectra Markets Brent Donnelly nói với Reuters. “Tôi không chắc chúng tôi đã đến đó chưa, nhưng mức 123,50/125,00 gần như chắc chắn sẽ thu hút một số sự chú ý và tạo ra các tiêu đề từ Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính Shunichi Suzuki. Sự phản đối cũng có thể đến từ Thống đốc BOJ Haruhiko Kuroda,” ông nói. Những diễn biến gần đây trên thị trường trái phiếu cũng đang đặt các ngân hàng trung ương vào tình cảnh khó khăn. Kiểm soát đường cong lợi suất có thể tiếp tục làm suy yếu đồng yên. Lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 10 năm đạt 0,235% vào thứ Sáu, gần mức giới hạn trên 0,25%.

Theo CNBC, một cuộc suy thoái toàn cầu "dường như không thể tránh khỏi" nếu các lệnh trừng phạt đối với Nga khiến hầu hết dầu và khí đốt tự nhiên của nước này không thể có mặt có thị trường quốc tế trong thời gian còn lại của năm 2022. Đó là điều mà một cặp các nhà nghiên cứu tại Cục Dự trữ Liên bang Dallas tranh luận trong một báo cáo mới có tên “Cú sốc dầu thô của Nga năm 2022” (The Russian Oil Shock of 2022). Các tác giả Lutz Killian và Michael D. Plante nói rằng các biện pháp trừng phạt do phương Tây dẫn đầu đối với Nga có thể loại bỏ khoảng 3 triệu thùng dầu mỗi ngày - tương đương 3% sản lượng thế giới - và “tạo thành một trong những sự thiếu hụt nguồn cung lớn nhất kể từ những năm 1970”. Một số nhà phân tích cho rằng dầu mỏ của Nga có thể sẽ tìm thấy một “ngôi nhà” ở nơi khác vì không phải tất cả các quốc gia đều ủng hộ các lệnh trừng phạt. Các tác giả Fed Dallas thừa nhận Nga có thể tìm được những người mua thay thế, nhưng cũng nói rằng thị trường còn hạn chế. Báo cáo của Fed tại Dallas cũng đặt ra nghi ngờ về sự sẵn sàng của các nhà xuất khẩu dầu lớn của Ả Rập trong việc thúc đẩy xuất khẩu do mối quan hệ ngày càng chặt chẽ của họ với Nga. Họ nói rằng các nhà sản xuất Mỹ cũng không thể nhanh chóng tăng cường sản xuất để lấp đầy khoảng trống. Cùng với đó, họ đã kết luận rằng nếu điều này tiếp tục xảy ra thì một cuộc suy thoái ở Hoa Kỳ và toàn cầu là không thể tránh khỏi.

(Các tư vấn trên chỉ mang giá trị tham khảo và có tính thời điểm)

Nhóm Tư vấn Tiền tệ Eximbank luôn mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý khách nhằm mục đích làm cho Bản tin Tư vấn Tài chính - Tiền tệ ngày một tốt hơn. Vui lòng liên hệ Lê Hoàng Nam – 0938001993 – P. KDNT – K. KDTT.



Image
icon
iconicon