Image

25/09/2023

BẢN TIN NGÀY 03/11/2021

ĐỒNG ĐÔ LA GIẢM, ĐỒNG EURO TĂNG VỚI DIỄN BIẾN TÍCH CỰC TẠI UKRAINE

Đồng USD đã giảm vào sáng thứ Tư tại châu Á khi hy vọng về một bước đột phá trong các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine đã thúc đẩy đồng euro. Đồng yên Nhật, vốn đang chịu áp lực, đã ổn định ngay cả khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) tiếp tục nỗ lực giảm lợi suất trái phiếu. Chỉ số DXY - theo dõi đồng bạc xanh so với rổ tiền tệ khác giảm 0,33% xuống 98,08 vào lúc 15h00 GMT+7. Đồng euro đã bị bán mạnh mẽ trong những tuần gần đây do lo ngại về suy thoái kinh tế từ cuộc chiến ở Ukraine. Mối lo ngại về chiến tranh lan rộng về phía tây đã khiến đồng tiền này đạt mức cao nhất trong hai tuần là 1,1137 đô la qua đêm trước khi quay trở lại mức 1,1091 đô la trong phiên giao dịch châu Á. Nó cũng đạt mức cao nhất trong ba tháng là 84,81 pence so với đồng bảng Anh, trong khi đồng rúp của Nga leo lên mức cao nhất trong một tháng là 83,50 so với đồng đô la. Trong cuộc hội đàm trực tiếp hôm thứ Ba tại Istanbul, Nga đã cam kết giảm quy mô các hoạt động quân sự xung quanh thủ đô Kyiv của Ukraine, trong khi Ukraine đề xuất áp dụng quy chế trung lập. Tuy nhiên, Mỹ cảnh báo rằng mối đe dọa đối với Kyiv vẫn còn, dội một gáo nước lạnh vào sự lạc quan về việc chấm dứt chiến tranh bắt đầu từ cuộc tấn công của Nga vào ngày 24 tháng 2.

Khẩu vị rủi ro gia tăng đã thúc đẩy các loại tiền nhạy cảm với rủi ro bao gồm đô la Úc và New Zealand. Các đồng tiền này được giữ vững ngay dưới mức đỉnh gần đây trong giao dịch châu Á và đồng won của Hàn Quốc, bị vùi dập bởi giá dầu tăng gần đây, đã ghi nhận phiên giao dịch tốt nhất trong vòng hai năm qua. Trong khi đó, đồng yên đang nỗ lực để tạo đáy, khoảng 123, so với đồng đô la và hướng đến tháng tồi tệ nhất kể từ tháng 11 năm 2016. Đồng yên đã mất khoảng 7% so với đồng đô la khi ngân hàng trung ương Nhật Bản duy trì lập trường ôn hòa, ngược với các ngân hàng trung ương khác. BOJ đang thực hiện cam kết mua trái phiếu không giới hạn trong 4 ngày để giữ lợi suất 10 năm dưới mức trần 0,25% và mở rộng mua các loại trái phiếu khác. Những nỗ lực này đã khiến lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 10 năm giảm nhẹ.

Theo bài phân tích chuyên sâu về đường cong lợi suất của Mỹ hiện vẫn đang đi ngang kèm với đó là giọng điệu “thắt chặt” tới từ FED. Trước khi dữ liệu bảng lương hàng tháng được công bố, cuộc xung đột Nga-Ukraine vẫn tiếp diễn trong khi việc Fed sẽ tăng lãi suất thêm 0,50% vào tháng 5 gần như là một điều chắc chắn sẽ xảy ra. Trong bối cảnh đó, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đã tăng lên mức cao nhất trong ba năm, mặc dù mức tăng của lợi suất trái phiếu kỳ hạn dài hơn không thể theo kịp tốc độ tăng của lợi suất trái phiếu thuộc các kỳ hạn ngắn hơn. Chênh lệch giữa lợi suất TPCP kỳ hạn 2 năm và kỳ hạn 10 năm đã thu hẹp xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm 2020 vào hôm nay. Việc đường cong lợi suất đi ngang thường là dấu hiệu cho thấy có khả năng xảy ra suy thoái, vì các nhà đầu tư vẫn lo lắng rằng động thái siết chặt mạnh mẽ của Fed sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế Mỹ trong dài hạn. Tại cuộc họp FOMC tháng 3, Chủ tịch Fed Jerome Powell nói rằng thị trường lao động đủ mạnh để ngăn chặn một cuộc suy thoái. Mặc dù ông Powell vẫn lạc quan về nền kinh tế và thị trường lao động, ông đã nói trong bài phát biểu của mình tuần trước: "đây là một thị trường lao động mất cân bằng", nói thêm rằng "chúng ta cần một thị trường lao động trong đó nhu cầu tuyển dụng luôn lớn hơn nguồn cung lao động."

Các cuộc khảo sát cho thấy rằng thị trường đang tính vào giá có khoảng 60% cơ hội Fed sẽ tăng lãi suất thêm 0,50% tại cuộc họp tháng 5. Sự chậm lại trong tốc độ tuyển dụng của nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể gây ra rủi ro suy thoái, đặc biệt là khi lạm phát tăng vọt. Điều này có thể hạn chế các tác động của sự diều hâu gần đây của Fed. Tuy nhiên, báo cáo của ADP dường như sẽ không có bất kỳ tác động lớn nào đến đồng đô la Mỹ và các thị trường liên quan khác. Báo cáo NFP hôm thứ Sáu sẽ vẫn nắm giữ chìa khóa để đánh giá hành động chính sách của Fed trong tương lai.

(Các tư vấn trên chỉ mang giá trị tham khảo và có tính thời điểm)

Nhóm Tư vấn Tiền tệ Eximbank luôn mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý khách nhằm mục đích làm cho Bản tin Tư vấn Tài chính - Tiền tệ ngày một tốt hơn. Vui lòng liên hệ Lê Hoàng Nam – 0938001993 – P. KDNT – K. KDTT.



Image
icon
iconicon