Image

25/09/2023

BẢN TIN NGÀY 03/11/2021


LO NGẠI VỀ VIỆC FED THẤT BẠI TRONG VIỆC ‘HẠ CÁNH MỀM’ NỀN KINH TẾ, THỊ TRƯỜNG TIẾP TỤC ĐỔ XÔ VÀO CÁC ĐỒNG TIỀN TRÚ ẨN AN TOÀN 

Đồng đô la bắt đầu tuần mới dưới mức cao nhất trong 20 năm so với rổ các đồng tiền khác trong phiên giao dịch sáng thứ Hai, khi các nhà đầu tư tìm kiếm nhu cầu an toàn do lo ngại về tăng trưởng toàn cầu, trong khi đó thị trường tiền điện tử dường như đang tìm lại được sự ổn định sau tuần biến động trước đó. Chỉ số đô la mở cửa ở mức 104.54, sau khi vượt qua mức 105 vào phiên thứ Sáu, mức cao nhất kể từ tháng 12/2002, đánh dấu 6 tuần tăng liên tiếp.

Đồng đô la Mỹ mở rộng đà tăng so với các đồng tiền trong rổ tiền tệ, điều này được thúc đẩy bởi động thái tích cực từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Báo cáo lạm phát tháng 4 của Mỹ chỉ ra rằng kỳ vọng về đỉnh lạm phát là quá sớm, vì CPI chỉ giảm nhẹ, từ 8.5% xuống 8.3%. Chủ tịch Fed Powell đã báo hiệu rằng Fed sẽ thực hiện các đợt tăng lãi suất 0.50% trong tháng 6 và tháng 7 để tập trung vào việc giảm lạm phát, vốn đã đạt mức cao nhất trong 40 năm. Các nhà đầu tư trên thị trường tiền tệ tiếp tục đổ xô vào các đồng tiền trú ẩn an toàn do lo ngại về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ thất bại trong kiềm hãm lạm phát và “hạ cánh mềm” nền kinh tế, cùng với đó các nhà đầu tư cũng lo ngại về tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ chậm do cuộc khủng hoảng Ukraine và chính sách Zero COVID-19 của Trung Quốc.

Đồng euro tiếp tục gặp khó khăn và đang giao dịch ở mức thấp nhất kể từ tháng 1/2017. Chiến tranh Ukraine đã “xâu xé” nền kinh tế khu vực đồng tiền chung Châu Âu và khiến đồng euro lao dốc. Diễn biến mới nhất ảnh hưởng đến đồng euro là việc Nga công bố các lệnh trừng phạt đối với một số nhà nhập khẩu khí đốt của châu Âu, diễn ra vào thời điểm EU đang cố gắng thu hút sự ủng hộ đối với lệnh cấm nhập khẩu dầu từ Nga. Đức đã nói rằng họ có thể xoay sở mà không cần dầu từ Nga, nhưng trở ngại chính của lệnh cấm dường như là Hungary, quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung cấp năng lượng của Nga. Đồng euro đã phá vỡ các đường hỗ trợ chính tại 1.08 và 1.05, và nếu nó phá vỡ ngưỡng 1.03, chúng ta có thể thấy xu hướng “ngang bằng” với đồng đô la.

Đồng euro chao đảonhư hiện nay đã không nhận được bất kỳ hỗ trợ nào từ ECB, vốn đã chậm chạp trong việc thay đổi chính sách ôn hòa của mình. Sau nhiều năm nới lỏng tiền tệ, các thành viên ECB ngày càng lên tiếng về sự cần thiết của chính sách thắt chặt hơn và Chủ tịch ECB Christine Lagarde cho biết vào đầu tuần này rằng QE sẽ kết thúc vào quý III và việc tăng lãi suất sẽ diễn ra sau đó “một thời gian”. Chúng ta có thể thấy lãi suất tăng sớm nhất là vào tháng 7, mặc dù không rõ liệu ECB có khởi động chu kỳ lãi suất với mức tăng 25 hay 50 điểm cơ bản hay không.

(Các tư vấn trên chỉ mang giá trị tham khảo và có tính thời điểm)

Nhóm Tư vấn Tiền tệ Eximbank luôn mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý khách nhằm mục đích làm cho Bản tin Tư vấn Tài chính - Tiền tệ ngày một tốt hơn. Vui lòng liên hệ Lê Hoàng Nam – 0938001993 – P. KDNT – K. KDTT.

Image
icon
iconicon