25/09/2023
BẢN TIN NGÀY 03/11/2021
ĐỒNG USD SỤT GIẢM MẶC CHO DỮ LIỆU DOANH SỐ BÁN LẺ THÁNG 4 TÍCH CỰC
Tại Mỹ, doanh số bán lẻ trong tháng 4 đạt 0.9%, thấp hơn dự báo 1.0%. Doanh số bán lẻ lõi tăng 1.0%, cao hơn mức dự báo 0.7% và gần với mức tăng 1.1% trong tháng Ba. Các con số không ngoạn mục về giá trị nhưng rất đáng kể trong bối cảnh niềm tin của người tiêu dùng đang suy yếu - chỉ số Tâm lý người tiêu dùng UoM đã giảm xuống 59.42 vào tháng 5, mức thấp nhất kể từ tháng 10/2011. Các hộ gia đình Mỹ tiếp tục chi tiêu, bất chấp niềm tin của người tiêu dùng suy giảm. Tiền lương không theo kịp chi phí sinh hoạt, nhưng người tiêu dùng dường như đang sử dụng các khoản tiết kiệm được tích lũy trong đại dịch Covid.
Thị trường lao động vốn đã chật hẹp ở Anh lại càng thắt chặt hơn, thể hiện trong báo cáo việc làm tháng 3. Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 3.7% (trước đó là 3.8%), thấp hơn mức dự báo 3.8% và là mức thấp nhất kể từ năm 1974. Tăng trưởng tiền lương trong Q1 là 7%, nhưng nếu không tính tiền thưởng, mức tăng chỉ là 4.2%. Điều này có nghĩa là lạm phát đang vượt xa tốc độ tăng lương và làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt đối với các hộ gia đình ở Anh.
Vương quốc Anh tiếp tục đối mặt với tình trạng thiếu nhân công trầm trọng, do COVID khiến khoảng 500 nghìn công nhân rời bỏ việc làm và nhiều công nhân lục địa châu Âu rời Anh sau Brexit. Lần đầu tiên trong lịch sử, có nhiều vị trí tuyển dụng hơn số người thất nghiệp ở Vương quốc Anh. Báo cáo việc làm hôm qua đã làm dấy lên kỳ vọng rằng BoE sẽ phải tiếp tục tích cực với chu kỳ lãi suất của mình, điều này đã đẩy lợi suất của Vương quốc Anh và đồng bảng Anh cao hơn mạnh. Nếu chênh lệch lãi suất Mỹ và Anh tiếp tục thu hẹp, đồng bảng Anh sẽ có thể tăng trở lại so với đồng đô la.
Đồng yên Nhật đã tăng nhẹ vào thứ Ba. Trong phiên Bắc Mỹ, tỷ giá USD/JPY đang giao dịch ở mức 129.32 (tăng 0,17%). Đồng đô la Mỹ đã tác động lên đồng yên trong tháng 3 và tháng 4, nhưng đồng yên đã giữ vững giá trị của nó trong tháng 5. Tuy nhiên, USD/JPY vẫn ở mức cao và ngưỡng 130 đang trở thành ngưỡng tâm lý dễ bị “tổn thương”. Nếu có một ngưỡng nào đó để chính phủ Nhật Bản hoặc BoJ can thiệp và hỗ trợ đồng yên, thì chắc chắn đó không phải là mức 130, vì đồng đô la đã phá vỡ ngưỡng này và chưa có động thái nào. Đồng yên cực kỳ nhạy cảm với chênh lệch lãi suất giữa Mỹ và Nhật Bản, và với việc BoJ chứng minh rằng họ sẽ kiên trì bảo vệ đường cong lợi suất của mình, đồng Yên hiện tại sẽ phụ thuộc vào hành động của Powell và Fed.
Nhật Bản sẽ công bố GDP cho Q1 vào thứ Năm tuần này. Các thị trường đang chuẩn bị cho mức giảm 0.4%, sau khi tăng đáng kể 1.1% trong quý 4/2020. Các nhà đầu tư không muốn thấy tăng trưởng âm và báo cáo GDP thấp hơn dự kiến sẽ gây áp lực giảm giá lên đồng Yên.
(Các tư vấn trên chỉ mang giá trị tham khảo và có tính thời điểm)
Nhóm Tư vấn Tiền tệ Eximbank luôn mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý khách nhằm mục đích làm cho Bản tin Tư vấn Tài chính - Tiền tệ ngày một tốt hơn. Vui lòng liên hệ Lê Hoàng Nam – 0938001993 – P. KDNT – K. KDTT.